Những bài học rút ra từ 30 năm làm việc

(Dân trí) - Richard Farson, nhà tâm lý học, người đứng đầu một công ty kinh doanh lớn ở Mỹ trong suốt 30 năm liền, đã quan sát và rút ra một số kinh nghiệm, bài học từ chính công việc của mình. Chúng ta cùng tham khảo nhé!

Làm quản lí cũng như làm cha mẹ trong gia đình, không bao giờ làm được nhiều như mình mong muốn

 

Điều mà cha mẹ luôn băn khoăn là liệu con mình mai sau lớn lên có được hạnh phúc hay không, thành công hay thất bại, trở thành người tốt hay người xấu, nuôi con như thế đã đầy đủ chưa… Cha mẹ luôn muốn giành những gì tốt đẹp, tuyệt vời nhất cho con cái, nhưng trong lòng họ luôn có cảm giác họ làm thế vẫn chưa đủ, họ muốn hy sinh vì con nhiều hơn nữa.

 

Trong công tác quản lý và kinh doanh cũng vậy. Lúc nào chúng ta cũng muốn làm hết sức mình để đem lại lợi nhuận tối đa cho công ty, lãnh đạo điều hành nhân viên hiệu quả, nhưng đâu phải lúc nào cũng được như ý muốn. Và có kiếm được bao nhiêu lợi nhuận thì ta cũng luôn cảm thấy chưa thỏa mãn.

 

Luât “có qua có lại mới toại lòng nhau”

 

Trong kinh doanh, dù đối tác có quý mến bạn đến mấy, nhưng nếu bạn không có ý thức “đền đáp” những giúp đỡ của họ thì sẽ không có lần thứ hai đâu. Đó là lẽ tất nhiên, bạn cũng vậy thôi, bạn có muốn đem lại lợi nhuận cho một người không “biết điều” không? Rõ ràng, “đôi bên cùng có lợi thì mới bền vững” là một luật bất thành văn trong kinh doanh làm ăn.

 

Giao tiếp có giới hạn

 

Giao thiệp rộng nhưng mối quan hệ nào cũng chỉ ở mức sơ sơ thì chả có ý nghĩa lắm đâu. Nếu muốn thành công trong sự nghiệp, bạn nên tâm niệm trong đầu rằng phải chọn bạn mà chơi, và đã chơi là chơi thật lòng, chơi hết mình, đẩy mối quan hệ trở nên sâu sắc, những mối quan hệ kiểu đó mới thực sự có ích cho công việc của bạn.

 

Tán dương không hẳn là thúc đẩy

 

Trong thực tế, khen ngợi tán dương đôi khi có hại hơn có lợi. Người nhận được lời ngợi khen, nếu nhiều quá, sẽ cảm thấy nhàm chán, tự phụ, thiếu cố gắng. Chưa kể đôi khi lời tán dương đó là không thật lòng.

 

Chúng ta không học từ thất bại, mà học từ chính sự thành công

 

Khi chơi thể thao, bạn sẽ cố gắng hết mình để đạt được thành tích như mong muốn. Khi bạn làm việc gì đúng đắn, bạn sẽ có thêm sức mạnh nghị lực để tiếp tục, dẫn bạn đến thành công vang dội.

 

Mặt khác, một loạt các thất bại có thể làm chúng ta nản lòng, mất hứng thú. Tuy nhiên, thất bại là mẹ thành công, trong công việc, chúng ta cũng cần có những lần thất bại để có thêm kinh nghiệm và tăng thêm sức bền, tính kiên trì.

 

Có một sự thật là, chúng ta sẽ thấy dễ dàng  khi đồng cảm với thất bại của người khác hơn là chấp nhận thành công của họ.

 

Lãnh đạo không phải là yếu tố quyết định

 

Các nhà lãnh đạo có được thành công phần lớn là nhờ vào công sức, trách nhiệm của nhân viên. Một công ty có tồn tại, phát triển được là nhờ vào tất cả các thành viên đã cố gắng nỗ lực hết mình trong bất cứ hoàn cảnh nào chứ không phải chỉ nhờ vào một nhà lãnh đạo giỏi.

 

Tình thế quyết định chứ không phải do con người

 

Chính tình thế tạo ra những khó khăn thử thách, mặc dù trong một số trường hợp có vẻ như là do cá nhân nào đó gây nên. Chính hoàn cảnh là yếu tố quyết định mọi hành vi. Vì thế, nếu biết tận dụng cơ hội tốt để có tình thế tốt, bạn sẽ có thành công.

 

Không có ai là lãnh đạo, chỉ có người đứng đầu

 

Đừng nghĩ họ là sếp thì nói gì bạn cũng phải nghe. Họ là người đng đầu, nhiệm vụ của họ là vạch đường đi nước bước và định hướng cho tập thể. Tuy nhiên, họ cũng có những lúc sai lầm, và một mình họ thì không thể làm nên thành công. Vậy nên có thể xem họ cũng là một phần của tập thể mà thôi.

 

Tổn thất không có nghĩa là mất

 

Tổn thất cũng quan trọng bởi nó đánh thức tính vươn lên chiến đấu, tính kiên trì cố gắng, phấn đấu để tìm mọi cách bù lại những gì đã mất. Sau mỗi lần tổn thất, chúng ta lại cố gắng bằng 2, 3 lần bình thường, vì vậy, có khi ta được nhiều hơn mất.

 

Gia Nam

Theo Yahoo