Lao động Việt Nam bỏ trốn tại Hàn Quốc:
Nhu cầu tuyển lao động Việt Nam từ Hàn Quốc về nước nhiều
“Trong tình hình hình lao động Việt Nam bỏ trốn tại Hàn Quốc còn cao, việc tổ chức các Phiên GDVL cho lao động Việt Nam từ Hàn Quốc về nước là giải pháp động viên người lao động, tạo nguồn nhân sự tay nghề và biết tiếng Hàn cho các doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam”.
Ông Vũ Quang Thành, Phó Giám đốc Trung tâm giới thiệu việc làm Hà Nội (TTGTVL Hà Nội), nhận định về Phiên GDVL cho lao động Việt Nam từ Hàn Quốc về nước, vừa được TT GTVL Hà Nội tổ chức.
<?> Nhu cầu tuyển dụng tại Phiên GDVL ra sao, thưa ông?
- Đây là Phiên GDVL lần thứ 2 được tổ chức trong năm 2014 dành cho lao động Việt Nam từ Hàn Quốc về nước theo chương trình EPS. Chương trình do Trung tâm lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB&XH) và TT GTVL Hà Nội tổ chức.
Phiên GDVL này có 52 doanh nghiệp, trong đó có 17 doanh nghiệp tuyển khoảng 1.000 lao động từ Hàn Quốc về nước.
Thời gian qua, nhiều lao động VN đã cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc. Bộ Lao động Hàn Quốc đã từng tạm thời không tiếp nhận lao động Việt Nam thời gian năm 2012. Điều ảnh hưởng không nhỏ tới lao động Việt Nam chuẩn bị sang làm việc tại Hàn Quốc.
Những lao động từ Hàn Quốc về nước có trình độ tay nghề cao. Họ được kiểm tra tay nghề tại Hàn Quốc, chịu được áp lực công việc với cường độ cao, có kỷ luật lao động và tính chuyên nghiệp cao. Để thu hút được nguồn lao động này là điều đáng quý cho các doanh nghiệp VN.
<?> Qua đánh giá, điểm khác biệt lớn nhất giữa doanh nghiệp và lao động là gì, thưa ông?
- Chúng tôi nhận thất mức lương là vấn đề khiến nhiều lao động còn phải suy nghĩ. Mức lương là cơ chế đặc thù của doanh nghiệp chi trả cho lao đông hàng tháng. Tại Hàn Quốc, mức lương của lao động có thể cao hơn tại Việt Nam.
Khi về Việt Nam, lao động có thể làm các công việc khác nên mức lương cũng không thể giống như cũ được. Ví dụ, lao động ở bên Hàn Quốc làm thợ cơ khí, thợ nhựa nhưng về nước họ làm phiên dịch. Vậy mức lương cũng sẽ thay đổi.
Qua khảo sát, chúng tôi thấy được các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu sẽ trả lương theo tay nghề, vị trí tuyển dụng, trình độ của người lao động. Mức lương khởi điểm được các doanh nghiệp trả từ 6.000.000 đồng - 10.000.000 đồng/tháng và có thể cao hơn do yêu cầu công việc.
<?> Thời gian tới, TT GTVL Hà Nội sẽ có thêm những giải pháp gì giúp lao động từ Hàn Quốc về nước? Lời khuyên của ông đối với lao động trở về nước?
- Trên cơ sở nguyện vọng làm việc của lao động từ Hàn Quốc, TT GTVL Hà Nội sẽ xây dựng thêm nhiều Phiên GDVL chuyên biệt về ngành nghề cụ thể, đặc thù của lao động Việt Nam tại Hàn Quốc, qua đó giúp các doanh nghiệp và lao động gặp nhau có hiệu quả hơn.
Từ năm 2012-2014, Trung tâm Lao động ngoài nước đã tổ chức 14 Phiên GDVL tại các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Bắc Ninh, Bắc Giang, Lạng Sơn, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Đồng Nai, Cần Thơ. Các chương trình này thu hút sự tham dự của gần 400 lượt doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam, hơn 2.700 người lao động. Kết quả có hơn 700 người được các doanh nghiệp Hàn Quốc tuyển dụng.
Tôi cho rằng, anh chị em cần phải làm quen lại với chế độ làm việc, môi trường, điều kiện làm việc của doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội và các tỉnh lân cận. Có như vậy, khi tham dự tuyển dụng sẽ dễ tìm tiếng nói chung với doanh nghiệp.
- Xin cảm ơn ông
Hoàng Mạnh
Chùm tin liên quan: 17/52 doanh nghiệp tuyển dụng lao động Việt Nam từ Hàn Quốc về nước. Các doanh nghiệp chủ yếu là liên doanh hoặc 100 % vốn của Nhật Bản hoặc Hàn Quốc. Khoảng 35 % doanh nghiệp có quy mô lớn thuộc các khu công nghiệp thuộc tỉnh Bắc Ninh, Thái Nguyên, Hoà Bình. Mức lương khởi điểm khoảng từ 6-11 triệu đồng/tháng. 266 lao động được tuyển trong Phiên GDVL ngày 18/12. Theo tổng hợp nhanh của TT GTVL Hà Nội: Tổng số lao động được các doanh nghiệp phỏng vấn là 798 người. Trong đó có 355 lao động được tiếp nhận hồ sơ, 177 lao động được hẹn phỏng vấn lần 2 và 266 lao động được tuyển dụng trực tiếp. 41,3 % doanh nghiệp tuyển lao động trình độ Trung cấp - Công nhân kỹ thuật. Đây là đánh giá của Ban tổ chức Phiên GDVL ngày 18/12. Theo đó, nhu cầu này tương đương với 188 vị trí trong tổng số chỉ tiêu tuyển dụng. nhu cầu tuyển dụng tiếp theo là lao động phổ thông với 31,8%, lao động trình độ đại học chiếm 26,8%. 22/52 doanh nghiệp thuộc mô hình Công ty Cổ phần tham dự Phiên GDVL ngày 18/12. Số doanh nghiệp này chiếm 42,3 % tổng số đơn vị tham gia. Bên cạnh đó, các công ty có mô hình TNHH chiếm 21/52 doanh nghiệp, chiếm 11,53 %. Ngoài ra, Phiên GDVL cũng có sự tham gia của 6 công ty liên doanh. Nhóm ngành cơ khí - hàn - luyện kim chiếm tỉ lệ cao nhất với 141/1022 chỉ tiêu. Chỉ tiêu này chủ yếu tập trung ở các công ty CP Kỹ thuật Sigma (50 chỉ tiêu), Cty TNHH MTV Thống Nhất (50 chỉ tiêu), Cty CP Đầu tư và thương mại Inox Trung Thành (20 chỉ tiêu)…Bên cạnh đó, nhóm ngành điện - điện công nghiệp - điện lạnh cũng chiếm tới 104 chỉ tiêu. Ngoài ra, nhu cầu tuyển dụng còn được phân bổ ở các ngành khác như kinh doanh, marketing, giao nhận, công nghệ thông tin… |