1. Dòng sự kiện:
  2. Thực hành chữ "S" trong ESG

Nhật Bản: Dùng UAV "đuổi" nhân viên làm việc quá giờ

Để tránh tình trạng nhân viên ở lại làm việc quá giờ, công ty xây dựng Tasei sắp đưa UAV vào để "đuổi" những nhân viên không chịu về.

Trang Independent đưa tin, công ty xây dựng Tasei của Nhật Bản tuyên bố sẽ triển khai thiết bị bay không người lái (UAV) “T-Friend” bay quanh bàn những nhân viên không chịu về nhà sau khi hết giờ làm việc.


Chiếc UAV sẽ phát bài hát Auld Lang Syne để cảnh báo nhân viên hết giờ làm việc.

Chiếc UAV sẽ phát bài hát "Auld Lang Syne" để cảnh báo nhân viên hết giờ làm việc.

“T-Friend” sẽ bay đến bàn làm việc của các nhân viên hết giờ làm việc mà vẫn chưa về, sau đó sẽ phát bài hát "Auld Lang Syne" để cảnh báo họ hết giờ làm việc. Bài hát này là một bài hát dân gian thường được sử dụng ở các cửa hàng Nhật Bản như một thông báo họ chuẩn bị đóng cửa.

Đây là sản phẩm do công ty Blue Innovation và công ty viễn thông NTT East phối hợp sản xuất. Công ty xây dựng Tasei dự kiến sẽ đem “T-Friend” tuần tra các văn phòng của mình vào tháng 4 năm sau.

"Không chỉ tăng cường an ninh của công ty vào ban đêm, sản phẩm này còn thúc giục nhân viên ra về đúng thời gian hơn. Ngoài ra nó có thể làm việc ngoài giờ và có thể đi quanh văn phòng làm việc bằng cách thiết lập thời gian và đường đi của nó" - công ty Tasei thông báo.

Tình trạng làm việc quá sức hiện nay ở Nhật Bản đang là vấn đề nhức nhối, có nhiều trường hợp công nhân chết vì căng thẳng sau nhiều giờ làm việc, chính phủ nước này cũng đã công bố về tình trạng này.

Nhiều công ty ở Nhật đã phải giảm giờ là làm thêm và ra quy định buộc nhân viên phải rời khỏi văn phòng khi hết giờ làm việc.

Nhật Bản có môi trường làm việc áp lực nhất nhì thế giới.
Nhật Bản có môi trường làm việc áp lực nhất nhì thế giới.

Không chỉ mới xuất hiện gần đây, truyền thống làm việc ngoài giờ đã bắt đầu ở Nhật Bản vào những năm 70 của thế kỷ trước, khi mức lương của người lao động tương đối thấp và họ muốn tối đa hóa thu nhập của mình.

Thời điểm bùng nổ kinh tế vào những năm 80, Nhật Bản trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 trên thế giới, văn hóa làm việc nhiều giờ trong tuần vẫn được duy trì. Trong khủng hoảng kinh tế tài chính vào cuối những năm 90, nhu cầu làm việc ngoài giờ của nhân viên lại càng tăng cao do các công ty tái cơ cấu, thu hẹp nhân sự.

Tuy nhiên cho đến năm 2015, cái chết của một nhân viên trẻ tuổi làm việc cho công ty quảng cáo Dentsu đã làm thay đổi thái độ của người dân đối với sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống trên toàn nước Nhật.

Vào ngày Matsuri Takahashi tự tử, khi đó cô mới chỉ 24 tuổi. Các nhà chức trách cho biết nguyên nhân cái chết của cô gái là do căng thẳng kéo dài. Takahashi đã làm việc quá giờ hơn 100 tiếng trong vòng một tháng trước khi qua đời.

Vụ việc đã làm dấy lên một cuộc tranh luận lớn nhất từ trước đến nay ở Nhật Bản về tiêu chuẩn làm việc, sau đó chính phủ có đề xuất hạn chế giờ làm thêm hàng tháng ở mức 100 giờ và đưa ra các hình phạt cho các công ty để nhân viên làm thêm giờ vượt quá giới hạn. Mặc dù vậy, giới phê bình nhận định các biện pháp đưa ra vẫn đặt người lao động vào rủi ro.

Trong báo cáo đầu tiên về karoshi hồi năm ngoái, chính phủ Nhật Bản cho biết cứ mỗi 5 người lao động ở quốc gia này thì có 1 người có nguy cơ tử vong vì làm việc quá sức.

Cũng theo nguồn tin từ chính phủ, hơn 2.000 người Nhật đã tử tử vì áp lực công việc trong vòng 1 năm tính tới tháng 3/2016, trong khi đó hàng chục người khác chết vì đau tin, đột quỵ và một số bệnh lý khác do dành quá nhiều thời gian vào làm việc.

Trong khi đó, chỉ có 22,7% công ty tham gia khảo sát cho biết số giờ làm thêm của nhân viên trong công ty là khoảng hơn 80 giờ mỗi tháng - mức độ giờ làm việc đã bắt đầu gây nguy hiểm cho sức khỏe.

Theo Báo Đất Việt