Người khuyết tật cần vượt qua mặc cảm khi tìm việc

(Dân trí) - Một thực tế ghi nhận qua Phiên Giao dịch việc làm cho người khuyết tật (thuộc Trung tâm GTVL Hà Nội) ngày 10/7: Nếu không vượt qua tự ti, người khuyết tật sẽ khó tìm được việc làm.

 Phỏng vấn NKT tại Phiên GDVL.
 Phỏng vấn NKT tại Phiên GDVL.

Hơn 150 chỉ tiêu tuyển dụng, học nghề của 12 doanh nghiệp dành cho người khuyết tật (NKT) được thông báo trong Phiêɮ GDVL.

Các nội dung công việc được Ban tổ chức lựa chọn tương xứng với khả năng của đa số NKT tìm việc. Chủ yếu là công việc phổ thông như: Nhân viên xoa bóp bấm huyệt, thợ may, thợ làm hương, nhân viên bán hàng...

Yêu cầu cơ bản của các công việc trên là: NKT có thể vận động, tự làm chủ hành vi cá nhân, còn khả năng lao động ở mức độ trung bình…

Một số ít doanh nghiệp cũng đem tới hy vọng tìm kiếm ứng viên NKT có trình độ tɲung cấp nhằm bổ sung cho vị trí nhân viên kiểm thử phần mềm, kỹ thuật viên tin học.

Tuy nhiên, cơ hội tìm kiếm việc làm thành công của NKT chỉ ở mức 25-30%.

Giải thích lý do, Ban tổ chức cho biết, SànȠGDVL thực tế chỉ là nơi gắn kết cung - cầu. Kết quả thành công phải do chính nỗ lực của cả 2 phía: Ứng viên và nhà tuyển dụng.

Theo ông Vũ Quang Thành, Phó GĐ TT GTVL Hà Nội, còn một nguyên nhân rất quan trọng khiến NKT kɨó tiếp cận việc làm. "Không ít NKT trẻ tuổi còn mặc cảm tự ti, luôn cho rằng mình sẽ khó có thể vượt qua thử thách. Đây chính là trở ngại lớn nhất trên con đường tìm kiếm việc làm".

Chính bởi xác định điều này, TT GTVL chủȠđộng tổ chức buổi trau dồi kỹ năng cho NKT tìm việc ngay tại phiên GDVL.

 Ông Vũ Đức Thắng đang cɨia sẻ kinh nghiệm tìm việc cho NKT.
 Ông Vũ Đức Thắng đang chia sẻ kinh nghiệm tìm việc cho NKT.

Một thông điệp được đưa ra với nhiều NKT trẻ còn ngại ngùng khi tìm việc: Trong điều ɫiện có thể, NKT cần chủ động tìm đến với nhà tuyển dụng. Đừng chờ tới khi họ hỏi đến mình, khi đó cơ hội sẽ ít đi.

Chia sẻ kinh nghiệm sau giờ thuyết trình cho NKT, ông Vũ Đức Thắng - Trưởng phòng tư vấn lao động (TT GTVL Hà Nộɩ) - nhấn mạnh: "Khi tham gia tuyển dụng, NKT cần làm quen với tư duy: Doanh nghiệp tuyển mình vào để làm việc chứ không phải là làm từ thiện”.

Đồng quan điểm trên, chị Lương Thị Thu Hương, NKT tới dự Phiên GDVL tâm sự: "NKT cầɮ bỏ qua sự tự ti về những khiếm khuyết của cơ thể để vươn lên. Trong khả năng có thể, NKT phải tự trang bị những kiến thức, kỹ năng tìm việc. Đừng trông cậy vào sự thương hại của xã hội và doanh nghiệp”.

Dù bị khuyết tật nhưng ɣhị Hương tự trau dồi ngoại ngữ để làm việc một thời gian tại Tổng đài chăm sóc khách hàng tại Bệnh viện Việt- Pháp (Hà Nội).

Trước đó, chị Hương còn tự kiếm thêm thu nhập qua công việc bán hàng, phục vụ bàn, tiếp thị...

ȍ

Đánh giá sau buổi phỏng vấn, bà Nguyễn Thu Trang - Phụ trách cơ sở xoa bóp bấm huyệt Thu Trang (Hoàn Kiếm, Hà Nội) - cho rằng sự rụt rè là điểm yếu của nhiều NKT trẻ tuổi.

“Chúng tôi khuyến khích các bạn NKTȠtrẻ tuổi thể hiện sự tự tin và những nỗ lực. Dù những nỗ lực chưa nhiều và thậm chí chỉ là tinh thần hăng hái làm việc” - bà Trang nói.

Theo ông Nguyễn Toàn Phong - Giám đốc Trung tâm GTVL Hà Nội -NKT có thể là một nguồn nhân lực hữu ích cho doanh nghiệp. “Họ có sự kiên nhẫn, tôn trọng kỷ luật, chịu thương chịu khó vì tự biết thân phận mình. Khi doanh nghiệp gặp khó khăn, NKT luôn có ý thức trung thành khá cao” - ông Phong nói. Theo kế hoạch, TT GTVL Hà Nội sẽ tổ chức tiếp 2 phiên GDVL cho NKT từ nay tới cuối năm 2014.


Phan Minh