Nghệ An:

Ngồi chơi "nghịch đất", kiếm 200.000 đồng/ngày

Nguyễn Tú

(Dân trí) - Huyện Tân Kỳ (Nghệ An) được xem là thủ phủ ươm cây giống của xứ Nghệ. Để có nguồn cung cho thị trường công việc này phải trải qua rất nhiều công đoạn, trong đó quan trọng nhất là việc bỏ đất vào bầu.

Ngồi chơi nghịch đất, kiếm 200.000 đồng/ngày  - 1

Dọc theo tuyến đường Hồ Chí Minh chạy qua địa bàn các xã Kỳ Sơn, Tân Hương, Nghĩa Hành của huyện Tân Kỳ (Nghệ An) có rất nhiều nhóm phụ nữ ngồi trong các vườn ươm cây giống để "nghịch đất". Công việc này đã góp phần giải quyết cho hàng trăm lao động địa phương trên mỗi năm.

Ngồi chơi nghịch đất, kiếm 200.000 đồng/ngày  - 2

Đất sau khi múc lên phải xúc bỏ vào máy để xay nhỏ và sàng lọc.

Ngồi chơi nghịch đất, kiếm 200.000 đồng/ngày  - 3
Ngồi chơi nghịch đất, kiếm 200.000 đồng/ngày  - 4
Ngồi chơi nghịch đất, kiếm 200.000 đồng/ngày  - 5
Ngồi chơi nghịch đất, kiếm 200.000 đồng/ngày  - 6

Công việc này đòi hỏi phải tỉ mỉ, nhanh nhẹn… nhưng phù hợp với sức lao động của các chị em phụ nữ. Trong quá trình làm việc phải dùng tay bốc đất nên những người  này phải dùng găng tay cao su để tránh các viên, mảnh thủy tinh gây thương tích, dùng khẩu trang che kín mặt để tránh bụi bay vào. 

Ngồi chơi nghịch đất, kiếm 200.000 đồng/ngày  - 7

Sau khi đóng bầu xong, họ dùng một cây nhọn để thọc lỗ rồi bỏ hạt giống vào.

Kiếm 200.000 đồng/ngày nhờ việc… "nghịch đất"

Ngồi chơi nghịch đất, kiếm 200.000 đồng/ngày  - 8

Mỗi chiếc bầu được hoàn thành có giá 200 đồng. Trung bình mỗi người sẽ làm được 1000 -1.200 bầu.

nhung-nguoi-phu-nu-nghich-dat-de-muu-sinh4-2019-09-08-10-02.jpeg
Ngồi chơi nghịch đất, kiếm 200.000 đồng/ngày  - 10

Hai chị em Nguyễn Thị Phương và Nguyễn Thị Oanh tranh thủ buổi chiều nghỉ học đến vườn ươm làm cũng đóng được hơn 1000 bịch bầu. Với số tiền công từ 220.000- 250.000 đồng. Số tiền này hai chị em dùng để mua sách vở quần áo… trang trải cuộc sống.

Ngồi chơi nghịch đất, kiếm 200.000 đồng/ngày  - 11

Một em bé theo mẹ đến vườn ươm.

Ngồi chơi nghịch đất, kiếm 200.000 đồng/ngày  - 12

Ông Đặng Ngọc Thân, Trưởng phòng LĐ-TB&XH huyện Tân Kỳ cho biết, huyện Tân Kỳ có 68.000 người lao động, trong đó còn tới 28.000 người thiếu việc làm ổn định. Ở đây được xem là thủ phủ ươm cây giống của xứ Nghệ, hàng năm đã giải quyết cho hàng trăm lao động có việc làm ổn định.