Nghỉ hưu trước 63 tháng, phải đóng thêm BHXH tự nguyện mức nào để hưởng lương hưu?
(Dân trí) - Sáng 22/8, tại Hà Nội, Bảo hiểm xã hội VN đã tổ chức Giao lưu giải đáp chính sách về BHXH, BHYT. Chương trình thu hút hơn 80 câu hỏi và giải đáp bổ ích, cung cấp nhiều kiến thức thực tế về BHXH, BHYT tới bạn đọc. Chuyên mục Việc làm xin trích đăng một số hỏi đáp của chương trình.
Đóng thêm BHXH tự nguyện trong bao nhiêu năm để hưởng lương hưu?
Tôi là một viên chức Nhà nước và đóng BHXH từ tháng 01/2004. Đến hết tháng 9/2018 tôi đến tuổi nghỉ hưu (60 tuổi - tôi sinh ngày 04/9/1958). Tôi đóng BHXH được 14 năm 9 tháng.
Vậy đến tháng 9/2018 tôi chưa đủ 20 năm tham gia BHXH để nghỉ hưu (tôi còn thiếu 5 năm 3 tháng, tương đương 63 tháng). Hiện tôi đang hưởng mức lương với hệ số 3,86 và phụ cấp 0,3.
Như vậy trong tháng 9/2018, tôi sẽ phải đóng BHXH tự nguyện với tổng số tiền ra sao để tháng 10/2018 tôi nhận được lương hưu.
Bảo hiểm xã hội Việt Nam trả lời:
Căn cứ Khoản 1, Khoản 2 Điều 87 Luật BHXH năm 2014, Khoản 1 Điều 9, Điều 10 Nghị định số 134/2015/NĐ-CP ngày 29/12/2015 của Chính phủ thì người lao động được đóng 1 lần cho những năm còn thiếu đối với thời gian tham gia BHXH đã đủ điều kiện về tuổi để hưởng lương hưu theo quy định nhưng thời gian đóng BHXH còn thiếu không quá 10 năm (120 tháng) thì được đóng cho đủ 20 năm để hưởng lương hưu.
Ông có thể lựa chọn mức thu nhập làm căn cứ đóng BHXH tự nguyện thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn (hiện nay là 700.000 đồng) cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở.
Tỷ lệ đóng bằng 22% mức thu nhập làm căn cứ đóng.
Mức đóng 1 lần cho những năm còn thiếu được tính bằng tổng mức đóng của các tháng còn thiếu, áp dụng lãi gộp bằng lãi suất đầu tư quỹ BHXH bình quân tháng do BHXH công bố của năm trước liền kề với năm đóng.
Để tính cụ thể số tiền phải đóng một lần để hưởng lương hưu vào tháng 10/2018, xin mời ông liên hệ với cơ quan BHXH nơi ông cư trú hoặc làm việc để được hướng dẫn cụ thể.
Mổ sỏi thận đúng và không đúng tuyến sẽ được chi trả BHYT ra sao?
Bạn đọc từ mail quoctai...@gmail.com hỏi: Mẹ em ở sinh sống và làm việc tại tỉnh Trà Vinh, có tham gia đóng BHYT được 3 năm nay. Hiện nay, mẹ em được bác sĩ ở tỉnh khám và thông báo phải mổ sỏi thận.
Cho em hỏi trường hợp của mẹ em nếu mổ đúng tuyến thì được thanh toán bao nhiêu % chi phí. Còn nếu mổ ở Thành phố Hồ Chí Minh (khác tuyến) thì được thanh toán bao nhiêu % chi phí. trả BHYT và không áp dụng giới hạn tỷ lệ thanh toán một số thuốc, hóa chất, VTYT và DVKT; chi phí vận chuyển người bệnh từ tuyến huyện lên tuyến trên trong trường hợp cấp cứu hoặc khi đang điều trị nội trú phải chuyển tuyến chuyên môn.
BHXH Việt Nam trả lời
Do bạn không cung cấp mã đối tượng của mẹ bạn nên chưa xác định được mức hưởng BHYT khi mổ sỏi thận. Tuy nhiên, đối với trường hợp mẹ bạn mổ đúng tuyến thì sẽ được hưởng 1 trong 3 mức hưởng BHYT như sau:
- 100% chi phí KCB thuộc phạm vi chi kỹ thuật, đối với các đối tượng hưởng có ký hiệu là: CC, TE; 100% chi phí KCB thuộc phạm vi chi trả BHYT (có giới hạn tỷ lệ thanh toán một số thuốc, hóa chất, VTYT và DVKT); chi phí vận chuyển người bệnh từ tuyến huyện lên tuyến trên trong trường hợp cấp cứu hoặc khi đang điều trị nội trú phải chuyển tuyến chuyên môn kỹ thuật, đối với các đối tượng hưởng có ký hiệu là: CK, CB, KC, HN, DT, DK, XD, BT, TS.
- 95% chi phí KCB thuộc phạm vi chi trả BHYT (có giới hạn tỷ lệ thanh toán một số thuốc, hóa chất, VTYT và DVKT); đối với các đối tượng hưởng có ký hiệu là: HT, TC, CN.
- 80% chi phí KCB thuộc phạm vi chi trả BHYT (có giới hạn tỷ lệ thanh toán một số thuốc, hóa chất, VTYT và DVKT); đối với bao gồm các đối tượng hưởng có ký hiệu là: DN, HX, CH, NN, TK, HC, XK, TB, NO, CT, XB, TN, CS, XN, MS, HD, TQ, TA, TY, HG, LS, PV, HS, SV, GB, GD.
Trường hợp mẹ bạn tự đi KCB không đúng tuyến tại TP. Hồ Chí Minh thì mức hưởng như sau:
- 60% chi phí KCB BHYT trong phạm vi mức hưởng quy định tại cơ sở KCB tuyến tỉnh;
- 40% chi phí KCB BHYT trong phạm vi mức hưởng quy định tại cơ sở KCB tuyến Trung ương;
- Trường hợp trên thẻ BHYT của mẹ bạn có ký hiệu K1, K2 hoặc K3 thì được hưởng đầy đủ quyền lợi khi mổ thận tại cơ sở KCB tuyến tỉnh và tuyến trung ương.
Hiểu đúng về ...cán bộ hưu trí hưởng lương hưu
Bạn đọc từ mail bahungtn…@gmail.com hỏi: Tôi tên Nguyễn Bá Hùng, 60 tuổi. Vào năm 2017, khi tôi 59 tuổi, tôi có làm đơn xin nghỉ việc và ra Hội đồng giám định sức khoẻ mất sức 63% và cho nghỉ thôi việc. Nhưng do về sớm 1 năm, tôi chỉ nhận lương hưu 73%. Như vậy không có quyết định nghỉ hưu, mà có quyết định cho nghỉ việc, vậy tôi có phải là cán bộ hưu trí hay không?
BHXH Việt Nam trả lời:
Căn cứ Khoản 1 Điều 108 Luật BHXH năm 2014 quy định hồ sơ hưởng lương hưu đối với người lao động đang tham gia BHXH bắt buộc bao gồm:
a) Sổ BHXH;
b) Quyết định nghỉ việc hưởng chế độ hưu trí hoặc văn bản chấm dứt hợp đồng lao động hưởng chế độ hưu trí;
c) Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa đối với người nghỉ hưu.
Đối chiếu quy định nêu trên, trường hợp ông đã được giải quyết nghỉ hưu trước tuổi thì hồ sơ có quyết định nghỉ việc hưởng chế độ hưu trí. Vì đã nghỉ hưu nên ông là người hưởng lương hưu bình đẳng như các trường hợp khác theo quy định của pháp luật (không có quy định cách gọi, khái niệm “cán bộ hưu trí” được sử dụng là theo thói quen từ trước đây).
Chủ thẻ BHYT khu vực bãi ngang được quyền khám bệnh theo các tuyến nào?
Bạn đọc từ mail quyendinh…@gmail.com hỏi: Em được cấp BHYT bãi ngang ở quê (được hưởng 100%) và nơi khám chữa bệnh ban đầu là Trạm y tế xã. Ở quê em dùng bảo hiểm này đi khám ở các bệnh viện tuyến huyện thì được chi trả 100%. Nay em chuyển công tác vào Khánh hòa, em muốn hỏi là em có thể dùng thẻ này để KCB ở các bệnh viện tuyến huyện ở Khánh Hòa được không? Và mức chi trả là bao nhiêu?
Tại sao trên thẻ BHYT lại đăng kí nơi KCB ban đầu là ở trạm y tế, có bắt buộc không? Trạm y tế xã có nằm trong tuyến huyện hay không? Nếu không sao khi đi khám ở các bệnh viện tuyến huyện em lại được chi trả 100%
BHXH Việt Nam trả lời:
- Hiện nay, bà không đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn nên thẻ BHYT của bà không thuộc nhóm đối tượng trên thẻ BHYT cũ mà bà phải tham gia BHYT theo nhóm đối tượng người lao động. Vì vậy, bà không được sử dụng thẻ BHYT đã cấp trước đó để đi KCB BHYT.
- Theo quy định tại Điều 8 Thông tư số 40/2015/TT-BYT thì người tham gia BHYT được quyền đăng ký KCB BHYT ban đầu tại một trong các cơ sở KCB tuyến xã, tuyến huyện không phân biệt địa giới hành chính, phù hợp với nơi làm việc, nơi cư trú và khả năng đáp ứng của cơ sở KCB. Vì vậy, trên thẻ BHYT có nơi đăng ký KCB ban đầu là tuyến xã.
- Trạm y tế xã thuộc tuyến xã, không thuộc tuyến huyện.
- Hiện nay, chỉ quy định thông tuyến đối với bệnh viện huyện trên toàn quốc và thông tuyến trạm y tế xã – PKĐK – BV huyện trên địa bàn tỉnh đối với người đăng ký KCB BHYT ban đầu tại đây. Luật BHYT không quy định thông tuyến xã trên toàn quốc. Vì vậy, người tham gia BHYT được chi trả 100% chi phí KCB BHYT trong phạm vi quyền lợi và mức hưởng BHYT đối với các trường hợp trên.
Hoàng Mạnh tổng hợp