Lời giải bài toán nhân lực CNTT cho Công nghiệp 4.0 tại Việt Nam

(Dân trí) - Ngày 3/7, Bộ GD & ĐT cùng với Tập đoàn Aptech tổ chức Hội thảo Giải pháp đào tạo nhân lực CNTT cho Cách mạng Công nghiệp 4.0 với sự tham gia của Đại sứ quán Ấn Độ, các tập đoàn công nghệ hàng đầu Thế giới như Microsoft, Oracle và lãnh đạo các trường Đại học.

Trong vài năm gần đây, Cách mạng Công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0) được nhắc đến nhiều ở Việt Nam. Hầu hết, các hội thảo về CMCN 4.0 chỉ dừng lại ở các chiến lược phát triển chung và chưa đề cập một cách cụ thể những giải pháp chuẩn bị nhân lực Công nghệ Thông tin (CNTT) cho CMCN 4.0 – bước đi cần ưu tiên và quan trọng nhất.

Nhằm có những giải pháp mang tính ứng dụng về nhân lực CNTT cho CMCN 4.0, đồng thời cũng để tiếp thu những tư vấn và đề xuất từ các Tập đoàn Công nghệ hàng đầu, Bộ Giáo dục và Đào tạo (Bộ GD&ĐT) phối hợp với Tập đoàn APTECH tổ chức Hội thảo Giải pháp Đào tạo Nhân lực CNTT cho CMCN 4.0. Hội thảo có sự tham gia của Đại sứ quán Ấn Độ, các tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới và Việt Nam như Microsoft, Oracle, Viettel và lãnh đạo các trường Đại học lớn.

Lời giải bài toán nhân lực CNTT cho Công nghiệp 4.0 tại Việt Nam - 1
Hội thảo Giải pháp Đào tạo Nhân lực CNTT cho CMCN 4.0 do Bộ GD&ĐT và Aptech tổ chức

Cách mạng Công nghiệp 4.0 ảnh hưởng Việt Nam thế nào?

CMCN 4.0 đang đem đến cho Việt Nam những cơ hội phát triển chưa từng có. Theo ông Anuj Kacker – Chủ tịch Tập đoàn Aptech Toàn cầu, đến năm 2030, Việt Nam sẽ có thêm 3,1 triệu việc làm mới từ CMCN 4.0 và sẽ thu thêm 420 triệu đô la Mỹ từ lĩnh vực Trí tuệ Nhân tạo.

Lời giải bài toán nhân lực CNTT cho Công nghiệp 4.0 tại Việt Nam - 2
Ông Anuj Kacker, Chủ tịch Tập đoàn Aptech Toàn cầu: “Việt Nam sẽ có thêm 3,1 triệu việc làm mới từ CMCN 4.0”.

“Sự đóng góp của CMCN 4.0 vào GDP trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương tăng lên gấp 10 lần trong 3 năm tới. Ở Việt Nam, con số này sẽ tăng lên 60 tỷ”, ông Phạm Thế Trường – Tổng Giám đốc Microsoft Việt Nam nhận định. CMCN 4.0 sẽ làm mất đi rất nhiều việc làm nhưng nó cũng đem lại rất nhiều cơ hội khác. Ông Phạm Thế Trường chia sẻ thêm: “Đến năm 2022, Trí tuệ Nhân tạo (AI) sẽ làm mất đi 75 triệu việc làm nhưng nó sẽ đem lại 133 triệu việc làm khác ở các nhóm: phát triển AI, sử dụng AI và những công việc chỉ có con người mà AI không làm được”. Đặc biệt, trong CMCN 4.0, thì việc làm Công nghệ đứng đầu bảng về thu nhập. Các doanh nghiệp trên thế giới trung bình chi khoảng 16.3 % quỹ lương cho CNTT, trong khi đó, quỹ lương dành cho lãnh đạo chỉ chiếm 15,8%. Ông Phạm Thế Trường khuyên “Nếu phụ huynh nào muốn con ra trường lương 2-3000 USD thì chỉ có chọn CNTT”.

Lời giải bài toán nhân lực CNTT cho Công nghiệp 4.0 tại Việt Nam - 3
CNTT là công việc đứng đầu bảng, vượt qua cả nhóm ngành Quản lý/ Lãnh đạo

Nhân lực CNTT Việt Nam đang ở đâu trước cơ hội của CMCN 4.0?

“Sinh viên CNTT còn khoảng cách khá xa để làm việc được tại các tập đoàn công nghệ lớn”, Ông Phạm Thế Trường – Tổng Giám đốc Microsoft Việt Nam cho biết. “Các Tập đoàn lớn trên thế giới tuyển dụng không dựa vào bằng cấp, mà dựa vào chuyên môn và kỹ năng thực tế của ứng viên. Rất tiếc, đó là những phẩm chất mà sinh viên Việt Nam còn thiếu.”

Lời giải bài toán nhân lực CNTT cho Công nghiệp 4.0 tại Việt Nam - 4
Ông Phạm Thế Trường – CEO Microsoft Việt Nam: “Nếu phụ huynh nào muốn con ra trường lương 2-3000 USD thì chỉ có chọn CNTT”

“Sinh viên Việt Nam thông minh, nhưng còn nhiều hạn chế”, Ông Nguyễn Quang Vinh, Giám đốc Công nghệ Lõi, Tập đoàn Viettel chia sẻ. Những điểm hạn chế đó là: Ngoại ngữ kém, thích nghi môi trường chậm, chưa chịu được áp lực công việc và đặc biệt thiếu định hướng trong công việc và cuộc sống. Ông Vinh chia sẻ một câu chuyện tuyển dụng tại Tập đoàn Viettel về một ứng viên là sinh viên năng lực học xuất sắc, được tuyển thẳng vào Đại học: khi được hỏi về động lực học, lý do ứng tuyển, hiểu biết về doanh nghiệp tuyển dụng, mức lương mong muốn thì câu trả lời của sinh viên đó chung cho tất cả là “Em không biết”! Kết thúc buổi tuyển dụng, ứng hỏi 1 câu duy nhất “Anh có nhận em không?” thì câu trả lời của ông Vinh là ”Anh không biết!”. Đây là tình trạng chung của sinh viên Việt Nam: có năng lực, tiềm năng phát triển nhưng không được định hướng nghề nghiệp, không biết học để làm gì. Và kết quả sinh viên ở trạng thái mông lung, vô hướng trong công việc, làm các doanh nghiệp không thể tuyển dụng được các tài năng.

Lời giải bài toán nhân lực CNTT cho Công nghiệp 4.0 tại Việt Nam - 5
Ông Nguyễn Quang Vinh – Giám đốc Công nghệ lõi, Tập đoàn Viettel (người cầm micro): “Sinh viên Việt Nam thông minh nhưng còn nhiều hạn chế”

Đồng tình với nhận định những trên, bà Lê Nhi – Giám đốc Chương trình Hỗ trợ Cộng đồng của Microsoft khu vực Đông Nam Á chia sẻ: “Để thành công trong sự nghiệp, công nghệ chỉ chiếm khoảng 30%, còn lại 70% là được quyết định bởi các kỹ năng. Microsoft Việt Nam đã từng có sinh viên xuất sắc thực tập, nhưng chỉ sau 1 thời gian ngắn thử việc, bạn đã bị từ chối vì không thể phối hợp công việc với mọi người.”

Trong lúc CMCN 4.0 diễn ra mạnh mẽ mà nhân lực VN vẫn còn chưa ở vạch xuất phát, ông Phạm Thế Trường nhấn mạnh: “Việt Nam không phải chuẩn bị cho Tương lai, mà phải chuẩn bị ngay cho Hôm nay. Vì CMCN 4.0 không phải sẽ đến trong Tương lai, nó đang hiện hữu Hôm nay, ngay tại Việt Nam nhưng Việt Nam vẫn chưa có sự chuẩn bị”.

Lời giải cho nhân lực CNTT tại Việt Nam

Để Việt Nam không lỡ nhịp CMCN 4.0, các diễn giả đã chia sẻ những giải pháp cụ thể mà bắt đầu từ Nhà trường. Một lời giải được tất cả các diễn giả cùng chung quan điểm là nhà trường cần cập nhật công nghệ mới, tăng cường đào tạo kỹ năng mềm và cởi mở hợp tác với các Tập đoàn để tận dụng những hỗ trợ quan trọng.

“Hệ thống giáo dục tại Việt Nam khiến sinh viên gò bó, không được đưa ra ý kiến, không được phát triển”, ông Phạm Thế Trường chia sẻ. “Trong lúc một số đơn vị giáo dục đổi mới, đào tạo theo nhu cầu thực tế như Aptech thì ở phía ngược lại, hầu hết các đơn vị giáo dục khác vẫn thiếu sáng tạo, phương pháp đào tạo cứng nhắc, thiếu cập nhật công nghệ mới. Nhà trường cần tìm ra phương pháp giáo dục mới, môi trường đào tạo phù hợp và truyền cảm hứng cho sinh viên về ước mơ tương lai.”

Bà Lê Nhi đề xuất, nhà trường cần đổi mới công nghệ, cập nhật xu hướng mới theo nhu cầu thị trường, đồng thời dạy nhiều các kỹ năng như kỹ năng tư duy logic, kỹ năng làm việc nhóm…

Lời giải bài toán nhân lực CNTT cho Công nghiệp 4.0 tại Việt Nam - 6
Bà Lê Nhi – Giám đốc Chương trình Hỗ trợ Cộng đồng của Microsoft khu vực Đông Nam Á: “Nhà trường cần đổi mới công nghệ, tăng cường dạy kỹ năng mềm”.

Bên cạnh đó, các tổ chức, tập đoàn Công nghệ với năng lực và tâm huyết sẵn sàng hợp tác và hỗ trợ cho Giáo dục Việt Nam.

Ông Rajesh Uike, Phó Đại sứ quán Ấn Độ cho biết “Ấn Độ đã cấp hơn 1000 học bổng cho sinh viên Việt Nam. Chính phủ Ấn Độ cũng sẵn sàng giúp Việt Nam đào tạo theo nhu cầu thực tế, những khóa học 10-15 cán bộ của Việt Nam”.

Lời giải bài toán nhân lực CNTT cho Công nghiệp 4.0 tại Việt Nam - 7
Ông Rajesh Uike, Phó Đại sứ quán Ấn Độ : "Chính phủ Ấn Độ sẵn sàng giúp Việt Nam đào tọa theo nhu cầu thực tế”

“Những lãnh đạo các Tập đoàn hàng đầu thế giới như Google, Microsoft, Amazon, Adobe…đều có đặc điểm chung là…người Ấn Độ. Và Ấn Độ mong muốn giúp Việt Nam trở thành quốc gia hùng mạnh về CNTT thông qua 30 năm kinh nghiệm thành công của Ấn Độ trên thế giới”, ông Anuj Kacker – Chủ tịch Tập đoàn Aptech Toàn cầu cho biết, “Cũng trong 20 năm qua, Aptech đã giúp Việt Nam đào tạo hơn 100 nghìn nhân lực CNTT trình độ cao, rất nhiều người đang làm lãnh đạo, quản lý trong các tập đoàn công nghệ, cơ quan, tổ chức”. Hiện tại, Tập đoàn Aptech đang phối hợp với Bộ GD&ĐT Việt Nam tổ chức đào tạo công nghệ 4.0 cho giảng viên các trường Đại học, nhằm giúp Việt Nam xây viên gạch đầu tiên cho nền móng của nguồn nhân lực phục vụ CMCN 4.0.

Lời giải bài toán nhân lực CNTT cho Công nghiệp 4.0 tại Việt Nam - 8
Bộ GD&ĐT cùng Tập đoàn Aptech ký hợp tác Đào tạo Công nghệ 4.0 cho giảng viên Đại học

“Hàng năm, Microsoft dành nhiều triệu đô la Mỹ cho Giáo dục và mong muốn hợp tác với Chính phủ Việt Nam, Bộ GD&ĐT để tìm phương pháp, môi trường đào tạo phù hợp để giúp Việt Nam chuẩn bị được nhân lực tốt hơn”, ông Phạm Thế Trường cho biết.

Ông Nguyễn Quang Vinh chia sẻ “Mô hình hợp tác của Viettel rất mở: hợp tác cùng chia sẻ doanh thu, hợp tác về nghiên cứu khoa học… Các trường Đại học chỉ cần có hướng đào tạo, Viettel sẵn sàng tài trợ tài chính, máy móc, đầu tư công nghệ.”

Ông Vũ Hoàng, chuyên gia Kiến trúc Giải pháp của Tập đoàn Oracle trao đổi: “Oracle hỗ trợ những khóa học trực tuyến cho sinh viên Việt Nam về công nghệ, kỹ năng sống, kỹ năng mềm. Bên cạnh đó, Oracle cũng hỗ trợ các trường Đại học những hệ thống phần mềm quản lý giáo dục tiên tiến.”

Lời giải bài toán nhân lực CNTT cho Công nghiệp 4.0 tại Việt Nam - 9
Ông Vũ Hoàng, Chuyên gia Kiến trúc Giải pháp, Tập đoàn Oracle: “Oracle hỗ trợ các khóa học trực tuyến cho sinh viên Việt Nam”

Kết thúc chương trình, ông Chu Tuấn Anh - Giám đốc Hệ thống Đào tạo Lập trình viên Quốc tế Aptech kết luận: “Đứng trước thời cơ lớn của CMCN 4.0, các trường Đại học có thuận lợi tuyệt vời khi nhận được những hỗ trợ của các Tập đoàn Quốc tế để cập nhật công nghệ mới, tăng cường đào tạo kỹ năng cho sinh viên, từ đó đáp ứng được nhu cầu nhân lực của CMCN 4.0. Quan trọng là các trường Đại học cần cởi mở hợp tác để chủ động tận dụng những hỗ trợ đó.”

Trong bối cảnh CMCN 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ trên Toàn cầu, Việt Nam chưa có những sự chuẩn bị cụ thể để bắt kịp xu hướng Thời đại thì những buổi Hội thảo mang tính ứng dụng cao như vậy sẽ giúp Việt Nam có được những kế hoạch để chuẩn bị tốt nguồn nhân lực phục vụ CMCN 4.0.

Aptech là Tập đoàn đào tạo CNTT hàng đầu thế giới, với hơn 1000 cơ sở đào tạo tại 40 quốc gia. Có mặt tại Việt Nam từ năm 1999, Aptech có 30 cơ sở đào tạo tại 8 thành phố lớn, 16 năm liên tiếp đạt Cúp Đơn vị Đào tạo CNTT Số 1 Việt Nam. Để giúp Việt Nam chuẩn bị nhân lực cho CMCN 4.0, Aptech triển khai chương trình đào tạo công nghệ 4.0 ACN Pro dành cho sinh viên. Khóa học ACN Pro bao gồm những công nghệ 4.0 mới nhất như: Trí tuệ Nhân tạo, SMAC, Python, R programming, Big Data, Machine Learning… Tốt nghiệp, sinh viên được nhận bằng quốc tế về chuyên gia công nghệ 4.0 được công nhận rộng rãi trên toàn thế giới để làm việc tại các tập đoàn đa quốc gia. Đây là cơ hội tốt để sinh viên Việt Nam được học tập công nghệ 4.0 theo chuẩn Quốc tế ngay tại Việt Nam. Các bạn trẻ yêu thích công nghệ có thể tìm hiểu thêm về khóa ACN Pro tại www.aptechvietnam.com.vn hoặc tại 3 cơ sở sau của Aptech tại Việt Nam:

Hà Nội: 285 Đội Cấn, Ba Đình. Hotline: 1800 1141; Email: aptech1@aprotrain.com.

54 Lê Thanh Nghị, Bách Khoa. Hotline: 1800 1147; Email: aptech3@aprotrain.com.

TP. HCM: 212 Nguyễn Đình Chiểu, Q.3. Hotline: 1800 1779; Email: aptech2@aprotrain.com

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm