Làm giàu bằng ý tưởng “cây cảnh bỏ túi”
Cái tên Jason Trịnh giờ đây đã trở nên nổi tiếng tại Canada như một thương hiệu. Chàng trai gốc Việt 24 tuổi này đang học marketing tại Đại học Ryerson (Canada). Nếu hỏi thứ gì có thể chiếm lĩnh tâm trí anh suốt 24 giờ một ngày, câu trả lời của anh sẽ là “cây cảnh bỏ túi”.
Jason Trịnh và những sản phẩm của anh
Đó là những cây thật nhưng bé xíu xiu, được trồng bên trong “nhà kính sinh học” hình hộp chữ nhật cũng tí hon không kém với kích thước 4,2cm x 1,7cm. Có cả thảy 13 loại cây khác nhau, từ xương rồng đến hồng đá… giá mỗi cây từ 5-9 USD.
Jason cho biết anh chưa hề nghĩ mình sẽ theo đuổi nghề kinh doanh. Chỉ đến khi được học về các triết gia nổi tiếng trong lĩnh vực kinh tế, anh mới bắt đầu thấy thích thú hơn với nghề nhiều may rủi nhưng cũng lắm thú vị này.
Triết lý kinh doanh của Jason là “không bán thời gian để làm giàu cho người khác trong khi có thể sử dụng thời gian quí giá để tự làm giàu cho chính mình”.
Thoạt đầu, anh muốn mở một shop chuyên bán các loại quà tặng độc đáo từ khắp nơi trên thế giới nhưng không có đủ tiền. Không nản lòng, Jason chuyển hướng sang nhập những cây cảnh bỏ túi từ châu Á để phân phối cho các công ty ở Canada.
Dù không phải là người trực tiếp làm ra sản phẩm, nhưng với ý tưởng kinh doanh thú vị, đánh trúng tâm lý thích hàng lạ, hàng độc của công chúng Canada, Jason đã gây được sự chú ý với Đài truyền hình Canada.
Họ làm hẳn một phóng sự về anh trong chương trình Điểm tâm buổi sáng. Jason cũng đã đem những sản phẩm của mình đến trưng bày tại Hội chợ quà tặng quốc tế ở Toronto.
Hiện nay Jason đi học 18 giờ mỗi tuần, ngoài ra anh còn làm việc bán thời gian tại một hiệu thuốc. Thời gian còn lại Jason dành hết cho những “anh chàng cây cảnh”, tên gọi thân mật mà anh đặt cho những sản phẩm của mình. “Có khi tôi nảy ra một ý tưởng trong lúc đang… ngủ và lập tức ngồi dậy để viết lại” – anh nói.
Anh đã đầu tư rất nhiều công sức để trang bị kiến thức kinh doanh cho mình. Ngoài việc nghiên cứu sách dạy kinh doanh và khởi nghiệp, Jason không bỏ sót một buổi hội thảo nào của chính phủ về xuất nhập khẩu và thuế, cũng như ngồi hàng giờ trước máy vi tính để tìm đọc tài liệu trên mạng Internet.
Anh cho biết nhiều người yêu mến cây cảnh của họ đến nỗi luôn đem theo bên mình bất kể đi đâu. Điều này không có gì khó khăn vì những hộp kính có thể dùng như một vật trang trí, làm móc chìa khóa hoặc dây đeo điện thoại. Đến khi cây trưởng thành và mọc nhô ra ngoài thì người trồng có thể chiết nó sang chậu cây và trồng như một cây cảnh bình thường.
Jason nói rằng giống như tamagotchi, con “gà ảo” của Nhật từng gây sốt trong giới trẻ vào thập niên 1990, cây cảnh bỏ túi cũng cần được chăm sóc, nhưng đó là hành động nuôi dưỡng thật sự.
Cây sẽ chết nếu không được tưới nước và nhận được sự yêu thương, nâng niu từ người trồng. “Đối với giới trẻ, đây là một sản phẩm rất thú vị và dễ thương, hoàn toàn thay thế được gà ảo. Tại sao phải nuôi một con vật ảo trong khi bạn có thể chăm sóc một thứ rất thật?”.
Phải biết sử dụng thời gian…”
Jason Trịnh cho biết rằng những thành công bước đầu của anh là kết quả của những nỗ lực liên tục trong thời gian qua. Ngoài việc nghiên cứu những tài liệu thuộc lĩnh vực kinh doanh-dịch vụ, Jason thường tham dự những cuộc hội thảo về xuất nhập khẩu và thuế có liên quan đến pocket plant. Đồng thời, việc tra cứu những loài thực vật bé nhỏ trên Internet cũng đã giúp Jason rất nhiều trong công việc làm ăn.
Với những sản phẩm mang tính nghệ thuật cao của mình, Jason Trịnh đã được giới thiệu trên Đài Truyền hình Breakfast Television ở Canada và pocket plant đã vinh dự có mặt tại Hội chợ Quà lưu niệm quốc tế Toronto. Hiện nay, anh đang cố gắng chọn lọc và đa dạng hóa sản phẩm với niềm hy vọng là người tiêu thụ ở Canada sẽ ngày càng yêu thích mặt hàng này.
Như để thể hiện triết lý kinh doanh của mình, Jason Trịnh nói: “Điều quan trọng đối với tôi là không nên dùng thời gian của mình để làm giàu cho người khác, mà phải biết sử dụng thời gian quí báu của mình để tạo ra sự giàu có cho chính mình”.
Đó là những cây thật nhưng bé xíu xiu, được trồng bên trong “nhà kính sinh học” hình hộp chữ nhật cũng tí hon không kém với kích thước 4,2cm x 1,7cm. Có cả thảy 13 loại cây khác nhau, từ xương rồng đến hồng đá… giá mỗi cây từ 5-9 USD.
Jason cho biết anh chưa hề nghĩ mình sẽ theo đuổi nghề kinh doanh. Chỉ đến khi được học về các triết gia nổi tiếng trong lĩnh vực kinh tế, anh mới bắt đầu thấy thích thú hơn với nghề nhiều may rủi nhưng cũng lắm thú vị này.
Triết lý kinh doanh của Jason là “không bán thời gian để làm giàu cho người khác trong khi có thể sử dụng thời gian quí giá để tự làm giàu cho chính mình”.
Thoạt đầu, anh muốn mở một shop chuyên bán các loại quà tặng độc đáo từ khắp nơi trên thế giới nhưng không có đủ tiền. Không nản lòng, Jason chuyển hướng sang nhập những cây cảnh bỏ túi từ châu Á để phân phối cho các công ty ở Canada.
Dù không phải là người trực tiếp làm ra sản phẩm, nhưng với ý tưởng kinh doanh thú vị, đánh trúng tâm lý thích hàng lạ, hàng độc của công chúng Canada, Jason đã gây được sự chú ý với Đài truyền hình Canada.
Họ làm hẳn một phóng sự về anh trong chương trình Điểm tâm buổi sáng. Jason cũng đã đem những sản phẩm của mình đến trưng bày tại Hội chợ quà tặng quốc tế ở Toronto.
Hiện nay Jason đi học 18 giờ mỗi tuần, ngoài ra anh còn làm việc bán thời gian tại một hiệu thuốc. Thời gian còn lại Jason dành hết cho những “anh chàng cây cảnh”, tên gọi thân mật mà anh đặt cho những sản phẩm của mình. “Có khi tôi nảy ra một ý tưởng trong lúc đang… ngủ và lập tức ngồi dậy để viết lại” – anh nói.
Anh đã đầu tư rất nhiều công sức để trang bị kiến thức kinh doanh cho mình. Ngoài việc nghiên cứu sách dạy kinh doanh và khởi nghiệp, Jason không bỏ sót một buổi hội thảo nào của chính phủ về xuất nhập khẩu và thuế, cũng như ngồi hàng giờ trước máy vi tính để tìm đọc tài liệu trên mạng Internet.
Anh cho biết nhiều người yêu mến cây cảnh của họ đến nỗi luôn đem theo bên mình bất kể đi đâu. Điều này không có gì khó khăn vì những hộp kính có thể dùng như một vật trang trí, làm móc chìa khóa hoặc dây đeo điện thoại. Đến khi cây trưởng thành và mọc nhô ra ngoài thì người trồng có thể chiết nó sang chậu cây và trồng như một cây cảnh bình thường.
Jason nói rằng giống như tamagotchi, con “gà ảo” của Nhật từng gây sốt trong giới trẻ vào thập niên 1990, cây cảnh bỏ túi cũng cần được chăm sóc, nhưng đó là hành động nuôi dưỡng thật sự.
Cây sẽ chết nếu không được tưới nước và nhận được sự yêu thương, nâng niu từ người trồng. “Đối với giới trẻ, đây là một sản phẩm rất thú vị và dễ thương, hoàn toàn thay thế được gà ảo. Tại sao phải nuôi một con vật ảo trong khi bạn có thể chăm sóc một thứ rất thật?”.
Phải biết sử dụng thời gian…”
Jason Trịnh cho biết rằng những thành công bước đầu của anh là kết quả của những nỗ lực liên tục trong thời gian qua. Ngoài việc nghiên cứu những tài liệu thuộc lĩnh vực kinh doanh-dịch vụ, Jason thường tham dự những cuộc hội thảo về xuất nhập khẩu và thuế có liên quan đến pocket plant. Đồng thời, việc tra cứu những loài thực vật bé nhỏ trên Internet cũng đã giúp Jason rất nhiều trong công việc làm ăn.
Với những sản phẩm mang tính nghệ thuật cao của mình, Jason Trịnh đã được giới thiệu trên Đài Truyền hình Breakfast Television ở Canada và pocket plant đã vinh dự có mặt tại Hội chợ Quà lưu niệm quốc tế Toronto. Hiện nay, anh đang cố gắng chọn lọc và đa dạng hóa sản phẩm với niềm hy vọng là người tiêu thụ ở Canada sẽ ngày càng yêu thích mặt hàng này.
Như để thể hiện triết lý kinh doanh của mình, Jason Trịnh nói: “Điều quan trọng đối với tôi là không nên dùng thời gian của mình để làm giàu cho người khác, mà phải biết sử dụng thời gian quí báu của mình để tạo ra sự giàu có cho chính mình”.
Theo Doanh nhân Sài Gòn