Kỹ sư khá, giỏi không tự tin tiếp cận với máy móc trong công ty

(Dân trí) - Đây là một đánh giá về chất lượng nhân lực bậc đại học tại cuộc Hội thảo bàn về kết hợp giữa đào tạo và tuyển dụng. Chương trình vừa được Ban quản lý các Khu chế xuất và Công nghiệp Cần Thơ tổ chức tại TP.Cần Thơ.

Đại biểu tham dự hội thảo chia sẽ chia sẽ giải pháp tìm việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp ra trường
Đại biểu tham dự hội thảo chia sẽ chia sẽ giải pháp tìm việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp ra trường

Tại hội thảo, ông Nguyễn Hữu Phước, Phó trưởng Ban Ban quản lý các Khu chế xuất và Công nghiệp Cần Thơ nói: “Thực tế nhiều sinh viên tốt nghiệp loại khá, giỏi khi mới được nhận vào làm ở các công ty ở các khu công nghiệp, nhìn cái máy không dám đụng vô. Không biết là vì máy còn mới quá hay do sinh viên không biết đó là cái máy tên gì”.

Ông Nguyễn Hữu Phước đề xuất, đẩy mạnh đào tạo nghề hơn là cố gắng đào tạo đại học, trong khi doanh nghiệp cần những người làm được việc hơn là bằng cấp.

Bàn về những điểm yếu về kỹ năng của sinh viên mới ra trường, ông Lê Thành Dũng, Phó giám đốc Công ty TNHH Kwong Lung - Meko, nêu rõ: Kỹ năng nhạy bén, sáng tạo trong công việc; kỹ năng kiểm soát được việc mình đang làm; kỹ năng biết viết báo cáo, trình bày ý tưởng giữa đám đông và kỹ năng ngoại ngữ.

Ông Lê Văn Tâm, Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ: “Ủy ban sẽ tạo mọi điều kiện tốt nhất về chủ trương, về cơ chế, chính sách để nhà trường gắn kết với doanh nghiệp bền vững và hiệu quả trong đào tạo nguồn lực có chất lượng cao, góp phần phát triển doanh nghiệp, kinh tế xã hội, khoa học cho ĐBSCL".

Nói về khả năng ngoại ngữ của sinh viên hiện nay, ông Lê Thành Dũng nhấn mạnh: “Nói tới hội nhập, mà ngoại ngữ không có thì làm sao hội nhập? Tôi đề xuất các trường kiến nghị với Bộ làm sao bớt các môn lý thuyết, thay vào đó là các môn về kỹ năng mềm, nâng cao ngoại ngữ cho các em. Ngoài tiếng Anh, sinh viên cần học thêm các ngoại ngữ phổ biến như tiếng Nhật, tiếng Hoa, tiếng Hàn,…vì hiện tại có rất nhiều Công ty của các nước Châu Á đầu tư tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long”.

Tiến sĩ Trương Minh Nhật Quang, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Kỹ thuật - Công nghệ Cần Thơ thừa nhận: Liên kết giữa trường ĐH và doanh nghiệp là xu hướng phổ biến trên thế giới, được đánh giá là giải pháp hiệu quả để nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ.

Thông qua mối liên kết này, giúp tạo ra nguồn tài chính cho các trường ĐH phục vụ cho nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên, thời gian qua, mối liên kết này ở ĐBSCL vẫn còn hạn chế. Hai bên thiếu thông tin lẫn nhau, thiếu đầu mối liên lạc trong việc hợp tác.

Tiến sĩ Trương Minh Nhật Quang lý giải: “Doanh nghiệp không mặn mà với việc nhận sinh viên thực tập là do các em không đáp ứng được yêu cầu công việc. Doanh nghiệp cảm thấy tiếp nhận sinh viên như mang thêm gánh nặng. Một lý do nữa là do bản thân các trường chưa tạo được niềm tin cho doanh nghiệp. Thiếu sự tin tưởng, chưa đánh giá đúng mức về lợi ích, thế mạnh của nhau là nguyên nhân chính khiến cho sự gắn kết giữa hai bên không lâu dài”.

Thay mặt các bạn trẻ, sinh viên Lê Văn Trọng - ĐH Kỹ thuật Công nghệ Cần Thơ, thừa nhận còn một số bạn trẻ chưa thực sự học tập để có kiến thức nhằm cạnh tranh ở thị trường lao động sau này. “Tuy nhiên, đa số sinh viên đều có nguyện vọng được nhà trường và doanh nghiệp tạo điều kiện thực hành và tiếp cận công việc từ những năm thứ 3,4” - sinh viên Lê Văn Trọng nói.

Tổng số lao động đang làm việc tại các Khu chế xuất và công nghiệp Cần Thơ là khoảng 29.400 lao động, giảm 1.500 lao động so với cùng kỳ năm 2015. Các doanh nghiệp tại đây chủ yếu tuyển lao động phổ thông và thợ nghề. Nhu cầu tuyển dụng ở trình độ đại học, cao đẳng trong những năm gần đây có xu hướng giảm.

Tin liên quan

Từ 1/6: Cơ quan BHXH được thanh tra nội dung bảo hiểm thất nghiệp

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 21/2016/NĐ-CP quy định thêm chức năng thanh tra chuyên ngành của cơ quan bảo hiểm xã hội về việc đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.

Kỹ sư khá, giỏi không tự tin tiếp cận với máy móc trong công ty - 2

Nghị định 21/2016/NĐ-CP nêu rõ, chức năng thanh tra chuyên ngành của cơ quan bảo hiểm xã hội tập trung vào 3 nội dung: Đối tượng đóng, mức đóng và phương thức đóng. Về đối tượng, Nghị định 21/2016/NĐ-CP quy định công tác thanh tra hướng tới các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài đóng tại VN có liên quan tới hoạt động đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp (BHXH, BHYT, BHTN).

Trong phạm vi cơ quan BHXH cấp tỉnh, cơ quan Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh có quyền thanh tra có dấu hiệu vi phạm pháp luật về đóng BHXH, BHYT, BHTN hoặc được người đứng đầu cơ quan quản lý nhà nước về BHXH, BHYT, BHTN giao. Cơ quan BHXH cấp tỉnh có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra việc thực hiện kiến nghị, kết luật hoặc xử lý sau thanh tra về đóng BHXH, BHYT, BHTN trong phạm vi của cơ quan BHXH tỉnh.

Theo cơ quan BHXH VN, số nợ BHXH tới cuối năm 2015 đã lên tới 7.567 tỉ đồng, trong đó 103.000 doanh nghiệp nợ 5.300 tỉ đồng. Các doanh nghiệp nợ BHXH đang sử dụng khoảng 2,7 triệu lao động. Trong 7.567 tỉ đồng nợ trên, tính riêng số nợ BHXH là 5.692 tỉ đồng, BHYT là 1.560 tỉ đồng, BHTN là 315 tỉ đồng.

H.M

Phiên GDVL lồng ghép: Nhiều cơ hội cho NKT tìm việc

Sáng 21/4, tại Hà Nội, TT DVVL Hà Nội đã tổ chức Phiên Giao dịch việc làm lồng ghép tuyển dụng lao động là người khuyết tật tại số 215 phố Trung Kính, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Đây là phiên giao dịch việc làm lồng ghép lần thứ nhất năm 2016 do Trung tâm tổ chức.

Kỹ sư khá, giỏi không tự tin tiếp cận với máy móc trong công ty - 3

Phiên Giao dịch việc làm thu hút 46 doanh nghiệp, đơn vị với 659 chỉ tiêu tuyển dụng, tuyển sinh, tập trung chủ yếu vào o động có trình độ trung cấp - công nhân kỹ thuật và lao động phổ thông, với các ngành nghề cơ bản như kinh doanh, giám sát bán hàng, marketing, công nghệ thông tin, quảng cáo - truyền thông…

Trong đó, có 13 doanh nghiệp tuyển dụng lao động là người khuyết tật với 115 chỉ tiêu tuyển dụng, 20 chỉ tiêu học nghề. Các ngành nghề được rao tuyển phù hợp với người khuyết tật, như: Công nghệ thông tin, nhân viên văn phòng, may công nghiệp, nhân viên đóng gói. Trong khuôn khổ của Phiên GDVL, TT DVVL Hà Nội đã tổ chức buổi tọa đàm cơ hội việc làm cho NKT. Tại đây, các chuyên gia về việc làm đã tư vấn cho NKT các kỹ năng phỏng vấn, tìm việc trên mạng internet, tiếp cận với nhà tuyển dụng và giao tiếp.

Theo đánh giá của nhiều NKT tới dự Phiên GDVL, các kiến thức và thông tin về việc làm đã giúp họ có định hướng tốt hơn khi tìm việc.

V.C

Nguyễn Trần