1. Dòng sự kiện:
  2. Định hướng cải cách tiền lương

Khi doanh nghiệp Nhật Bản “gõ cửa” nhà trường

(Dân trí) - Không ngồi chờ ứng viên mang hồ sơ tới dự tuyển, 2 công ty thiết kế ô tô, đào tạo kỹ sư của Nhật Bản là Nissan Techno VN và Pasonatech VN đã chủ động hợp tác với Đại học công nghiệp Hà Nội trong việc tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.

Đại diện ĐHCN Hà Nội (giữa) ký thỏa thuận với 2 công ty Nhật Bản về tạo nguồn nhân lực
Đại diện ĐHCN Hà Nội (giữa) ký thỏa thuận với 2 công ty Nhật Bản về tạo nguồn nhân lực<įspan>

Theo ông Trần Đức Quý - Hiệu trưởng Đại học Công nghiệp Hà Nội - hợp tác 3 bên vừa được ký cuối tháng 8 giữa ĐHCN Hà Nội, Công ty Nissan Techno VN và Công ty Pasonatech VN về đào tạo kỹ sư sẽ là mô hình chuẩn trong vũệc hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp.

“Theo đó, các sinh viên năm cuối ngành cơ khí tham gia chương trình sẽ được cung cấp học bổng, đào tạo tiếng Nhật, văn hóa Nhật, kỹ thuật thiết kế ô tô tiên tiến tại Nissan Techno. Sinh Ŷiên sẽ thực tập và làm đồ án tốt nghiệp với đề tài thực tế tại công ty” - ông Quý cho biết.

Sau khi hoàn thành chương trình, các sinh viên sẽ được tuyển chọn vào làm việc tại Nissan Techno hoặc phái cử đến làm việc tại các doanh ngŨiệp Nhật tại Việt Nam.

Ông Hitoro Nishide, TGĐ Công ty Nissan Techno VN, cho biết: “Chúng tôi đang có trên 400/1800 nhân viên là cựu sinh viên của ĐHCN Hà Nội. Trong đó, người có vị trí cao nhất là trưởng phòng kỹ thuật. Đây là vị Ŵrí khá quan trọng trong công ty”.

Riêng năm 2013, công ty nhận 17 sinh viên vào làm việc sau 6 tháng thực tập. Họ đều rất có nhiệt huyết.

“Với thỏa thuận 3 bên, ban đầu ĐHCN Hà Nội sẽ cung cấp khoảng 50 sinh vũên ngành cơ khí trong năm 2014. Số lượng trong những năm sau sẽ căn cứ vào tình hình thực tế” - ông Hitoro Nishide bổ sung.

Nhận xét về công tác đào tạo kỹ sư tại Việt Nam, ông Hironori Hasimoto - TGĐ Công ty Pasonatech VN - cho biᶿt: “Chúng tôi nhận thấy kỹ sư được đào tạo trong các nhà trường chủ yếu về kiến thức sửa chữa, vận hành máy móc”.

Ông Hironori Hasimoto nhận xét, kỹ sư ở đây chưa được học làm thế nào để thiết kế ra các máy móc đó.

č

Chương trình đào tạo này, ông Hironori Hasimoto kỳ vọng đào tạo sinh viên không chỉ biết sửa chữa các sản phẩm hoàn chỉnh mà trở thành nhà thiết kế, có ý tưởng sáng tạo.

“Thị trường VN vẫn thiếu nguồn nhân lực chất lượng caů. Nếu muốn biến giấc mơ về sản phẩm thương hiệu “design by Vietnam” thành hiện thực, chúng ta cần phải có chương trình đào tạo tiên tiến và toàn diện: Đào tạo kiến thức chuyên môn, tư duy và cách ứng xử theo phong cách công nghiệp” - ông Hironori Hasimůto nói.

Hoàng Mạnh