Italy: Sếp được phép kiểm soát nhân viên qua Facebook
Theo Tòa án tối cao Italy, người chủ có thể tạo một nick giả trên mạng để kiểm soát xem nhân viên của mình có sao nhãng trong giờ làm việc để chat với những người khác, từ đó khẳng định nhân viên này đang vi phạm quy định của công ty.
Trong một văn bản đưa ra hôm 27/5, Tòa án tối cao Italy khẳng định rằng việc thực hiện những kiểm soát như thế là "hợp pháp," vì điều này phục vụ cho công việc, nhằm phát hiện ra việc "vi phạm quy chế lao động mà người lao động và người thuê lao động đã thỏa thuận trước với nhau."
Theo báo chí Italy, văn bản này chính là sự xác nhận của Tòa án tối cao đối với phán quyết của một tòa án địa phương ở vùng Abruzzo, miền Đông Italy, xử thắng cho một công ty in ấn đã sa thải một nhân viên vì anh này bỏ ra ngoài chỗ làm, trong giờ làm việc, để chat với bạn trong vòng 15 phút.
Người lãnh đạo của công ty này đã đuổi việc công nhân này, sau khi phát hiện anh này đã thường xuyên chat với bạn qua Facebook bằng máy iPad mà anh này cất trong tủ cá nhân. Một trong những quy định của công ty này là nhân viên không được sử dụng các mạng xã hội trong giờ làm việc.
Sau khi bị sa thải, người công nhân này đã kiện công ty lên tòa án địa phương rằng, công ty này đã cử người giả mạo nick của một cô gái để lừa anh ta tham gia vào những cuộc trao đổi qua Facebook trong giờ làm việc.
Theo người này, công ty đã "bẫy" anh ta để sau đó sa thải. Tuy nhiên, người chủ công ty khẳng định rằng, ông ta không hề làm sai bằng cuộc "điều tra" này, vì đã nghi ngờ người nhân viên này sao nhãng công việc để lén lút truy cập Facebook và trao đổi với bạn bè của mình trên mạng xã hội trong giờ làm việc. Tòa đã xử thuận theo người chủ công ty.
Trong văn bản mới đưa ra, Tòa án tối cao cũng cho rằng phán quyết đó là đúng, xét trên hành vi của người công nhân vi phạm nội quy.
Theo Tòa án tối cao Italy, việc quản lý dùng tài khoản Facebook giả để điều tra và tìm cách trừng phạt những hành vi gây hại đến lợi ích của doanh nghiệp là không vi phạm pháp luật.
Ngoài ra, theo Tòa án tối cao, việc xác định vị trí cụ thể của người nhân viên khi anh ta đang truy cập hoặc chat trên Facebook là một kỹ thuật cơ bản và hợp pháp để quyết định xem người này có vi phạm quy chế lao động hay không./.
Theo báo chí Italy, văn bản này chính là sự xác nhận của Tòa án tối cao đối với phán quyết của một tòa án địa phương ở vùng Abruzzo, miền Đông Italy, xử thắng cho một công ty in ấn đã sa thải một nhân viên vì anh này bỏ ra ngoài chỗ làm, trong giờ làm việc, để chat với bạn trong vòng 15 phút.
Người lãnh đạo của công ty này đã đuổi việc công nhân này, sau khi phát hiện anh này đã thường xuyên chat với bạn qua Facebook bằng máy iPad mà anh này cất trong tủ cá nhân. Một trong những quy định của công ty này là nhân viên không được sử dụng các mạng xã hội trong giờ làm việc.
Sau khi bị sa thải, người công nhân này đã kiện công ty lên tòa án địa phương rằng, công ty này đã cử người giả mạo nick của một cô gái để lừa anh ta tham gia vào những cuộc trao đổi qua Facebook trong giờ làm việc.
Theo người này, công ty đã "bẫy" anh ta để sau đó sa thải. Tuy nhiên, người chủ công ty khẳng định rằng, ông ta không hề làm sai bằng cuộc "điều tra" này, vì đã nghi ngờ người nhân viên này sao nhãng công việc để lén lút truy cập Facebook và trao đổi với bạn bè của mình trên mạng xã hội trong giờ làm việc. Tòa đã xử thuận theo người chủ công ty.
Trong văn bản mới đưa ra, Tòa án tối cao cũng cho rằng phán quyết đó là đúng, xét trên hành vi của người công nhân vi phạm nội quy.
Theo Tòa án tối cao Italy, việc quản lý dùng tài khoản Facebook giả để điều tra và tìm cách trừng phạt những hành vi gây hại đến lợi ích của doanh nghiệp là không vi phạm pháp luật.
Ngoài ra, theo Tòa án tối cao, việc xác định vị trí cụ thể của người nhân viên khi anh ta đang truy cập hoặc chat trên Facebook là một kỹ thuật cơ bản và hợp pháp để quyết định xem người này có vi phạm quy chế lao động hay không./.
Theo Vietnamplus.vn
http://www.vietnamplus.vn/italy-sep-duoc-phep-kiem-soat-nhan-vien-qua-facebook/325175.vnp