Gần 115.000 việc làm chờ ứng viên trong những tháng cuối năm

“Trong quý 4/2014, nhu cầu tuyển dụng qua Sàn GDVL Hà Nội sẽ sôi động với khoảng 115.000 vị trí tuyển dụng. Xu hướng tuyển dụng các vị trí liên quan tới lĩnh vực kinh doanh, thương mại tăng nhanh. Các công việc làm ngắn hạn sẽ được doanh nghiệp cần nhiều hơn”.

Ứng viên tìm việc tại Sàn GDVL Hà Nội
Ứng viên tìm việc tại Sàn GDVL Hà Nội

Bà Vũ Thị ThanhĠLiễu - Trưởng phòng Thông tin Lao động, Trung tâm giới thiệu Việc làm Hà Nội ( Sở LĐ-TB&XH) - trao đổi với PV Báo Dân trí về nhu cầu tuyển dụng tại Sàn GDVL những tháng cuối năm 2014.

Thưa bà, dự kiến nhu cầu tuyển dụng của Ťoanh nghiệp trong 3 tháng cuối năm 2014 thông qua Sàn GDVL Hà Nội ra sao?

- Theo thông lệ hàng năm, Quý 4 là thời điểm các doanh nghiệp phải hoàn thành kế hoạch sản xuất, kinh doanh của năm nên tốc độ hoạt động được đẩy Ůhanh. Chưa kể tới thời gian giáp Tết khiến sức tiêu thụ dịch vụ và hàng hóa gia tăng.

Điều này khiến doanh nghiệp cần thêm một lượng nhân lực phục vụ hoạt động. Tuy nhiên, công việc thời vụ có xu hướng tăng, chủ yếu là bán hàng hộiĠchợ Tết, phát quà khuyến mãi, tiếp thị, chăm sóc khách hàng…

Theo dự kiến, Sàn GDVL Hà Nội sẽ tiếp nhận khoảng 115.000 chỉ tiêu tuyển dụng. Sàn GDVL sẽ tổ chức 6 Phiên GDVL chuyên đề và lưu động trên địa bàn thành phố.

<įp>

Trong đó sẽ có các Phiên về phục vụ nhu cầu của lao động XKLĐ về nước, phiên việc làm cho người khuyết tật, phiên việc làm cho thanh niên ngoại thành…

Ứng viên tìm việc tại Sàn GDVL Hà Nội
Bà Vũ Thị Thanh Liễu - Trưởng phòng Thông tin Lao động, Trung tâm giới thiệu Việc làŭ Hà Nội  (Sở LĐ-TB&XH)

Theo đánh giá của Sàn GDVL, số lượng chỉ tiêu tuyển dụng lĩnh vực kinh doanh, bán hàng và tiếp thị chiếm số đông. Tuy nhiên, việc tuyển dụng này chưa hẳn có kết quả như mong muốn. Lý do vìĠsao thưa bà?

- Nguyên nhân từ cả hai bên. Trong chính sách đãi ngộ của doanh nghiệp, các vị trí nhân viên kinh doanh thường có mức lương cố định từ 3.000.000 - 4.000.000 đồng/tháng.

Ngoài ra, họ cóĠthêm phần hoa hồng doanh thu theo dịch vụ bán hàng. Điều này đòi hỏi lao động phải nỗ lực nhiều để có thu nhập cao.

Trong khi đó, nghề này chủ yếu gồm các công việc nhân viên kinh doanh, tiếp thị, bán hàng…hướng tới đối tượng bạn trẻ mới ra trường.

Nhưng do những thách thức về định mức kinh doanh cao, sự kiên nhẫn, việc đi lại nhiều, kinh nghiệm tiếp cận khách hàng khiến tỉ lệ bạn trẻ gắn bó với nghề còn chưa cao.

Một điều nữa cần nói là không ít doanh nghiệp còn ngại đưa ra chế độ ưu đãi hấp dẫn tới ứng viên, trong khi đó chỉ tiêu lại quá cao so với lương. Chính những điều này khiến cho việc kết nối cung - cầuĠcòn nhiều khó khăn.

Khoảng 115.000 việc làm tại Sàn GDVL Hà Nội trong những tháŮg cuối năm
Khoảng 115.000 việc làm tại Sàn GDVL Hà Nội trong những tháng cuối năm

Nhiều doanh nghiệp đánh giá, tình trạng “thừa thầy thiếu thợ” đang khiến cho tỉ lệ thất nghiệp tăŮg cao. Qua theo dõi tại Sàn GDVL Hà Nội, điều này thể hiện ra sao, thưa bà?

- Thực tế tại Sàn GDVL cho thấy, tỉ lệ cử nhân tìm việc khá lớn nhưng nguồn việc cho đối tượng này chưa nhiều. Ngược lại, nhu cầu tuyển thợ cơ khǭ, thợ nghề lại khá cao trong khi nguồn cung lại thiếu.

Chính vì vậy, những đánh giá về tỷ lệ kết nối thành công qua Sàn GDVL chỉ dừng ở mức 20-25 %.

Để khắc phục phần nào thực trạng này, chúng tôi tăng cường cǴng tác tuyên truyền và tư vấn cho doanh nghiệp và người lao động trước các Phiên GDVL.

Về phía doanh nghiệp, đội ngũ tư vấn của Sàn GDVL sẽ tập trung tư vấn các nội dung về mức lương, chế độ đãi ngộ, tính chất công việc phù hợp vớũ thực tế và đảm bảo đúng quy định của Luật lao động.

Với người lao động, chúng tôi tư vấn, định hướng giúp họ tìm kiếm các công việc phù hợp với năng lực và phân tích những điểm mạnh - yếu khi dự tuyển.

Qua ţông tác nắm thông tin cung - cầu, bà nhận thấy những điểm nào cần điều chỉnh từ phía doanh nghiệp và người lao động để hiệu quả tuyển dụng cao hơn?

- Về phía doanh nghiệp, tâm lý chung là muốn tuyển được người vào làm vi᷇c được ngay, hạn chế thời gian và kinh phí đào tạo lại. Tuy nhiên thực tế môi trường giáo dục của Việt Nam vẫn đào tạo nhân lực thiên về lý thuyết, chưa chú trọng nhiều vào thực hành và thị trường.

Do đó, tỉ lệ nhân lực mới ra trường tiếp cận được ngay với công việc của doanh nghiệp chưa nhiều.

Trong lĩnh vực kinh doanh, đặc biệt là việc tuyển dụng nhân viên tiếp thị, bán hàng. Nhiều doanh nghiệp vẫn yêu cầu nhân viên phải đặt cọc tiền hoặc bằng gốc để đảm Ċbảo trách nhiệm tài chính khi đem hàng hoặc thực hiện dịch vụ của công ty. Việc này không đúng luật và gây ức chế đối với người lao động.

Về phía lao động, nhiều bạn trẻ mới ra trường chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế nhưng đòi hỏiĠnhiều hơn khả năng của mình, ngại đi thực tế và vất vả.

Với những lao động thợ nghề hoặc phổ thông, tình trạng “đứng núi này trông núi nọ” vẫn diễn ra phổ biến. Chỉ vì mức lương ở cùng 1 vị trí có cao hơn 1 chút, họ sẽ có thể sẵn sšng nhảy việc. Điều này gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp, trong khi chỗ làm mới chưa chắc đã ổn định bằng nơi cũ.

- Xin cảm ơn bà

Hoàng Mạnh (thực hiện)

<įp>