Đối phó tình trạng nhân viên nghỉ làm “như cơm bữa”
(Dân trí) - Nhân viên thường xuyên vắng mặt với nhiều lý do khác nhau là khó khăn chung mà nhiều chủ doanh nghiệp gặp phải trong quá trình quản lý nhân sự. Thay vì tức, chủ doanh nghiệp hãy khéo léo tìm hiểu nguyên do để có những chiêu thức đối phó hợp lý.
Ảnh minh họa
Vì sao nhân viên hay xin nghỉ?
Vắng mặt hiểu một cách đơn giản là việc bạn không hiển thị cho công viêc trong khi bạn đang lên kế hoạch để giải quyết nó. Ảnh hưởng của sự vắng mặt là rất nặng nề. Bởi, nó không chỉ làm giảm chất lượng công việc, phá vỡ trật tự của khâu tổ chức mà còn khiến doanh nghiệp mất đi một khoản tài chính đáng kể vào việc chi trả lương hàng tháng.
Có rất nhiều yếu tố khác nhau khiến nhân viên thường xuyên xin sếp nghỉ làm. Tuy nhiên, nhìn chung thì có hai nguyên nhân chính đó là lý do cá nhân và lý do về môi trường làm việc. Xét về lý do cá nhân thì thái độ cá nhân, tuổi, thâm niên, giới tính là bốn yếu tố chính khiến nhân viên thường xuyên xin vắng mặt. Thái độ làm việc thiếu chuyên nghiệp, thiếu trách nhiệm; những người trẻ tuổi thì thường muốn dành nhiều thời gian cho bạn bè và vui chơi trong khi những người phụ nữ (giới tính) lại thường bị ảnh hưởng bởi chuyện gia đình. Việc cân bằng giữa gia đình và công việc bao giờ cũng là một bài toán khó đối với phụ nữ.
Xét về lý do môi trường làm việc thì nhiều nhân viên thường xuyên xin nghỉ bởi họ cảm thấy tính chất công việc quá căng thẳng, quá áp lực; cảm thấy công việc đang làm thật nhàm chán hoặc họ không cảm thấy hài lòng với vị trí hiện tại…tất cả những lý do này đều khiến nhân viên thường xuyên nói với sếp của mình rằng “cho phép tôi vắng mặt hôm nay vì lý do này…lý do kia”.
Đối phó với tình trạng vắng mặt của nhân viên
Đối phó với tình trạng này như thế nào luôn là câu hỏi khiến nhiều chủ doanh nghiệp đau đầu. Vì vậy, họ thường chọn giải pháp tức giận, quát mắng thậm chí là xa thải thẳng tay những nhân viên đó. Tuy nhiên, đó chỉ là giải pháp tạm thời, không mấy hiệu quả và không thể sử dụng lâu dài.
Vì vậy, hãy bắt đầu đối phó với những nhân viên “lười làm” bằng cách thiết kế một chính sách nghỉ phép toàn diện trong sự liên kết với các giá trị và mục tiêu của công ty. Nghĩa là “có làm thì mới có ăn”, đóng góp bao nhiêu thì lương hưởng sẽ được bấy nhiêu. Thứ hai, các thông tin liên quan đến vắng mặt phải được báo cáo rõ ràng, minh bạch cùng sự đồng ý của người quản lý. Thứ ba, giám sát chặt chẽ việc đi làm của nhân viên. Trưởng mỗi ban, mỗi phòng sẽ là người quản lý quân số nhân viên của từng phòng và thường xuyên báo cáo lên ban quản lý.
Thứ tư, đề ra mức thưởng hợp lý đối với những nhân viên đi làm đầy đủ và ngươc lại những người không đi làm đầy đủ sẽ bị phạt. Thứ năm, tìm hiểu nguyên nhân của nhân viên cùng lý do vì sao nghỉ để từ đó có thể giúp đỡ nhân viên quay trở lại công việc không cùng nỗi lo lắng về những việc cá nhân. Thứ sáu, tiến hành kiểm tra sức khỏe thường xuyên để hạn chế việc vắng mặt vì bệnh tật. Thứ bẩy, tạo điều kiện để nhân viên tham gia tích cực vào các tổ chức phúc lợi cũng như các hoạt động thể thao để giảm stress cũng như lấy lại tinh thần sau một ngày làm việc mệt mỏi. Thứ tám, giới thiệu vớ nhân viên về các buổi tư vấn để họ giảm bớt căng thẳng.
Cuối cùng, giữ chân nhân viên bằng cách tạo ra môi trường làm việc thuận lợi và thân thiện. Nhẹ nhàng quan tâm tới nhân viên thay vì cáu kỉnh với họ và áp dụng biện pháp mạnh ngay lập tức. Hãy khéo léo quan tâm tới họ, đánh vào tâm lý cũng như tình cảm của họ khiến họ nhận thức được vị trí quan trọng của họ cũng như trách nhiệm của họ với công việc. Đó mới thực sự là cách làm của những người chủ doanh nghiệp kiểu mới.