Điểm khác biệt trong tuyển sinh của các trường nghề

Hiện nay, cả nước có khoảng gần 1.000 trường cao đẳng, trung cấp trên toàn quốc sẽ thực hiện theo Luật Giáo dục nghề nghiệp và tuyển sinh, đào tạo theo Luật này, trong đó, chuẩn đầu tuyển sinh hệ cao đẳng là thí sinh tốt nghiệp THPT trở lên.

Điểm khác biệt trong tuyển sinh của các trường nghề - 1

Tiến sĩ Đồng Văn Ngọc - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề Cơ điện Hà Nội - cho biết: Một số các điểm rất khác biệt sẽ được áp dụng từ năm 2017 trở đi của các trường nghề.

Cụ thể: Đối với hệ trung cấp thì có 2 đối tượng: Một là trung cấp học 2 năm. Hệ trung cấp này, các em có thể tốt nghiệp THCS đã có thể đăng ký xét tuyển, nhưng đối với đối tượng học trung cấp 2 năm thì không được học liên thông lên các bậc học cao hơn.

Đối với các em học hệ trung cấp 3 năm, trong đó có 2 năm học chuyên môn, một năm học các môn văn hóa theo quy định của Bộ GD&ĐT, vì vậy tổng số năm học là 3 năm trình hội trung cấp, và đối với những đối tượng này các em tốt nghiệp được cấp bằng trung cấp và được học liên thông lên các trình độ cao hơn.

Đối với hệ cao đẳng thì năm nay là năm đầu tiên ở Việt Nam, Luật Giáo dục nghề nghiệp cho phép các trường khi đủ điều kiện tuyển sinh và đào tạo thì ngoài cấp bằng tốt nghiệp cao đẳng, các trường được phép cấp bằng cao đẳng và ghi công nhận danh hiệu kỹ sư thực hành đối với các ngành nghề kỹ thuật và cử nhân thực hành đối với các ngành về công nghệ, kinh tế và các ngành khác.


Tiến sĩ Đồng Văn Ngọc: Các trường được phép cấp bằng cao đẳng và ghi công nhận danh hiệu kỹ sư thực hành đối với các ngành nghề kỹ thuật và cử nhân thực hành đối với các ngành về công nghệ, kinh tế và các ngành khác.

Tiến sĩ Đồng Văn Ngọc: Các trường được phép cấp bằng cao đẳng và ghi công nhận danh hiệu kỹ sư thực hành đối với các ngành nghề kỹ thuật và cử nhân thực hành đối với các ngành về công nghệ, kinh tế và các ngành khác.

Cũng theo tiến sĩ Đồng Văn Ngọc, học nghề gọi chung là học nghề nghiệp khác với học đại học cơ bản: Một là đầu vào nhiều em có thể có điểm tốt nghiệp THPT rất cao, hoặc có thể có em có điểm tốt nghiệp THPT và học lực lớp 12, khối THPT không cao nhưng khi vào hệ thống giáo dục nghề nghiệp thì nhiều em lại thành danh được.

Lý do là cách đào tạo của hệ thống giáo dục nghề nghiệp khác với đào tạo đại học ở chỗ: Giáo dục nghề nghiệp sẽ đào tạo 70% về thực hành, lấy kỹ năng xuyên suốt quá trình đào tạo của người học làm chuẩn phương châm để các trường xây dựng chương trình đào tạo, thiết kế phương án GD-ĐT cho trường mình.

“Hiện trong hệ thống giáo dục nghề nghiệp là có gần 1.000 trường cao đẳng, trung cấp thì có 45 trường được Thủ tướng Chính phủ đặc biệt đầu tư trở thành chất lượng cao” - Tiến sĩ Đồng Văn Ngọc thông tin thêm.

Theo Báo Giáo dục thời đại