Đề xuất quy định chế độ lao động của thuyền viên
Bộ Giao thông vận tải đang dự thảo Nghị định quy định một số điều về chế độ lao động của thuyền viên làm việc trên tàu biển Việt Nam.
Dự thảo gồm 4 chương, 20 điều quy định một số vấn đề về chế độ lao động của thuyền viên làm việc trên tàu biển Việt Nam; quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của chủ tàu, thuyền viên, các cơ quan quản lý nhà nước về lao động hàng hải của Việt Nam và các tổ chức, cá nhân có liên quan khác.
Thuyền viên phải đủ 18 tuổi trở lên, có hợp đồng lao động
Theo dự thảo, thuyền viên làm việc trên tàu biển Việt Nam phải từ đủ 18 tuổi trở lên. Nghiêm cấm thuê, tuyển dụng hoặc cho phép những người dưới 18 tuổi làm việc trên tàu biển Việt Nam.
Thuyền viên làm việc trên tàu biển Việt Nam phải có hợp đồng lao động thuyền viên được ký kết giữa thuyền viên và chủ tàu hoặc đại diện của chủ tàu. Việc ký kết, thực hiện hợp đồng lao động thuyền viên tuân theo các quy định của Bộ luật lao động.
Theo dự thảo, ngoài những nội dung cơ bản được quy định tại Bộ luật lao động, hợp đồng lao động thuyền viên phải có các nội dung sau: Quyền hồi hương của thuyền viên; chế độ bảo hiểm tai nạn. Dự thảo nêu rõ, hợp đồng lao động thuyền viên phải bằng song ngữ Việt - Anh.
Bên cạnh đó, thuyền viên phải được trả lương trong khoảng thời hạn không quá một tháng và phù hợp với hợp đồng lao động thuyền viên hoặc thỏa ước lao động tập thể. Trường hợp đặc biệt không thể trả lương đúng hạn thì không được chậm quá một tháng và chủ tàu phải trả thêm cho thuyền viên một khoản tiền ít nhất bằng lãi suất không kỳ hạn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm trả lương đối với số tiền lương chậm trả. Trường hợp chủ tàu không trả lương hoặc trả lương không đầy đủ và không bảo đảm các quyền lợi khác cho thuyền viên, thì thuyền viên có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết tranh chấp theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra, thuyền viên làm việc trên tàu biển Việt Nam được nghỉ phép hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động thuyền viên để đảm bảo sức khỏe, tinh thần và phù hợp với công việc trên tàu.
Dự thảo nêu rõ, quyền nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động của thuyền viên được tính trên cơ sở tối thiểu 2,5 ngày cho mỗi tháng làm việc. Các ngày nghỉ làm việc có lý do chính đáng không được tính vào ngày nghỉ phép hằng năm.
Khi nghỉ hằng năm, nếu thuyền viên đi bằng các phương tiện đường bộ, đường sắt, đường thủy mà số ngày đi đường cả đi và về trên 2 ngày thì từ ngày thứ 3 trở đi được tính thêm thời gian đi đường ngoài ngày nghỉ hằng năm và chỉ được tính cho 1 lần nghỉ trong năm.
Dự thảo nhấn mạnh, nghiêm cấm mọi thoả thuận để bỏ nghỉ hằng năm hưởng nguyên lương.
Quyền hồi hương của thuyền viên
Về việc hồi hương của thuyền viên, dự thảo nêu rõ, thuyền viên được quyền hồi hương mà không phải trả các chi phí liên quan trong những trường hợp dưới đây: Hợp đồng lao động thuyền viên hết hạn; hợp đồng lao động thuyền viên chấm dứt khi chủ tàu hoặc thuyền viên có lý do chính đáng; thuyền viên đã làm việc trên tàu liên tục đủ 12 tháng.
Chủ tàu không được yêu cầu thuyền viên phải đóng khoản tiền đặt cọc để làm chi phí cho việc hồi hương tại thời điểm thuyền viên bắt đầu làm việc cũng như không được thu lại các chi phí cho việc hồi hương từ tiền lương hoặc tiền công của thuyền viên trừ khi thuyền viên vi phạm các lỗi nghiêm trọng theo thỏa thuận tại thỏa ước lao động tập thể hoặc hợp đồng lao động thuyền viên.
Dự thảo nêu rõ, tất cả tàu biển phải có bảo đảm tài chính để đảm bảo thuyền viên được hồi hương theo quy định.
Ngoài ra, chủ tàu chịu trách nhiệm thanh toán tối thiểu những chi phí dưới đây liên quan đến việc hồi hương của thuyền viên: Chi phí đi đến địa điểm lựa chọn để thuyền viên hồi hương; chi phí ăn, ở của thuyền viên tính từ thời điểm họ rời tàu cho đến khi họ đến địa điểm hồi hương; tiền lương và trợ cấp khác của thuyền viên tính từ thời điểm họ rời tàu cho đến khi họ đến địa điểm hồi hương; chi phí vận chuyển 30 kg hành lý cá nhân của thuyền viên đến địa điểm hồi hương…
Mời bạn đọc xem toàn văn góp ý tại đây.
Thuyền viên phải đủ 18 tuổi trở lên, có hợp đồng lao động
Theo dự thảo, thuyền viên làm việc trên tàu biển Việt Nam phải từ đủ 18 tuổi trở lên. Nghiêm cấm thuê, tuyển dụng hoặc cho phép những người dưới 18 tuổi làm việc trên tàu biển Việt Nam.
Thuyền viên làm việc trên tàu biển Việt Nam phải có hợp đồng lao động thuyền viên được ký kết giữa thuyền viên và chủ tàu hoặc đại diện của chủ tàu. Việc ký kết, thực hiện hợp đồng lao động thuyền viên tuân theo các quy định của Bộ luật lao động.
Theo dự thảo, ngoài những nội dung cơ bản được quy định tại Bộ luật lao động, hợp đồng lao động thuyền viên phải có các nội dung sau: Quyền hồi hương của thuyền viên; chế độ bảo hiểm tai nạn. Dự thảo nêu rõ, hợp đồng lao động thuyền viên phải bằng song ngữ Việt - Anh.
Bên cạnh đó, thuyền viên phải được trả lương trong khoảng thời hạn không quá một tháng và phù hợp với hợp đồng lao động thuyền viên hoặc thỏa ước lao động tập thể. Trường hợp đặc biệt không thể trả lương đúng hạn thì không được chậm quá một tháng và chủ tàu phải trả thêm cho thuyền viên một khoản tiền ít nhất bằng lãi suất không kỳ hạn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm trả lương đối với số tiền lương chậm trả. Trường hợp chủ tàu không trả lương hoặc trả lương không đầy đủ và không bảo đảm các quyền lợi khác cho thuyền viên, thì thuyền viên có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết tranh chấp theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra, thuyền viên làm việc trên tàu biển Việt Nam được nghỉ phép hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động thuyền viên để đảm bảo sức khỏe, tinh thần và phù hợp với công việc trên tàu.
Dự thảo nêu rõ, quyền nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động của thuyền viên được tính trên cơ sở tối thiểu 2,5 ngày cho mỗi tháng làm việc. Các ngày nghỉ làm việc có lý do chính đáng không được tính vào ngày nghỉ phép hằng năm.
Khi nghỉ hằng năm, nếu thuyền viên đi bằng các phương tiện đường bộ, đường sắt, đường thủy mà số ngày đi đường cả đi và về trên 2 ngày thì từ ngày thứ 3 trở đi được tính thêm thời gian đi đường ngoài ngày nghỉ hằng năm và chỉ được tính cho 1 lần nghỉ trong năm.
Dự thảo nhấn mạnh, nghiêm cấm mọi thoả thuận để bỏ nghỉ hằng năm hưởng nguyên lương.
Quyền hồi hương của thuyền viên
Về việc hồi hương của thuyền viên, dự thảo nêu rõ, thuyền viên được quyền hồi hương mà không phải trả các chi phí liên quan trong những trường hợp dưới đây: Hợp đồng lao động thuyền viên hết hạn; hợp đồng lao động thuyền viên chấm dứt khi chủ tàu hoặc thuyền viên có lý do chính đáng; thuyền viên đã làm việc trên tàu liên tục đủ 12 tháng.
Chủ tàu không được yêu cầu thuyền viên phải đóng khoản tiền đặt cọc để làm chi phí cho việc hồi hương tại thời điểm thuyền viên bắt đầu làm việc cũng như không được thu lại các chi phí cho việc hồi hương từ tiền lương hoặc tiền công của thuyền viên trừ khi thuyền viên vi phạm các lỗi nghiêm trọng theo thỏa thuận tại thỏa ước lao động tập thể hoặc hợp đồng lao động thuyền viên.
Dự thảo nêu rõ, tất cả tàu biển phải có bảo đảm tài chính để đảm bảo thuyền viên được hồi hương theo quy định.
Ngoài ra, chủ tàu chịu trách nhiệm thanh toán tối thiểu những chi phí dưới đây liên quan đến việc hồi hương của thuyền viên: Chi phí đi đến địa điểm lựa chọn để thuyền viên hồi hương; chi phí ăn, ở của thuyền viên tính từ thời điểm họ rời tàu cho đến khi họ đến địa điểm hồi hương; tiền lương và trợ cấp khác của thuyền viên tính từ thời điểm họ rời tàu cho đến khi họ đến địa điểm hồi hương; chi phí vận chuyển 30 kg hành lý cá nhân của thuyền viên đến địa điểm hồi hương…
Mời bạn đọc xem toàn văn góp ý tại đây.
Theo Tuệ Văn/Chinhphu.vn