1. Dòng sự kiện:
  2. Thực hành chữ "S" trong ESG

Đề xuất người lao động được đơn phương chấm dứt HĐLĐ không cần lý do

Chiều 26/4, LĐLĐ quận Bình Thạnh đã tổ chức Hội nghị phản biện và góp ý dự thảo Bộ luật Lao động sửa đổi.

Đề xuất người lao động được đơn phương chấm dứt HĐLĐ không cần lý do - 1

Một đại biểu nêu ý kiến tại hội nghị

 

Hội nghị thu hút hơn 300 đại biểu là người lao động, người sử dụng lao động, cán bộ công đoàn cũng như các luật sư tham gia.

Tại hội nghị, các ý kiến của đại biểu xoay quanh nhiều nội dung quan trọng trong dự thảo như nâng tuổi nghỉ hưu, tiền lương làm thêm giờ, các thay đổi trong chế độ thai sản đối với lao động nữ, phạm vi điều chỉnh của Bộ luật Lao động…

Trong đó, nhiều ý kiến quan tâm vấn đề làm sao định nghĩa thỏa đáng, đánh giá và chế tài với hình thức quấy rối tình dục tại nơi làm việc.

Bên cạnh đó, đáng chú ý, nhiều đại biểu đồng tình phương án sửa đổi tại điều 35, Bộ luật Lao động khi cho phép người lao động được đơn phương chấm dứt HĐLĐ bất kể thời điểm nào, không cần lý do mà chỉ cần tuân thủ thời hạn báo trước.

"Phương án này giúp mở rộng hơn quyền của người lao động, người lao động chỉ cần báo cho người sử dụng lao động biết trước để chuẩn bị nhân sự là đủ. Vì có rất nhiều lý do cá nhân, lý do tế nhị khó nói, ví dụ như bị quấy rối tình dục thì sao? Rất khó khăn và bất lợi cho người lao động khi phải trình bày và còn phải chứng minh với loại lý do tế nhị như thế" - luật sư Đỗ Thị Thanh Tâm nhận xét.

Đề xuất người lao động được đơn phương chấm dứt HĐLĐ không cần lý do - 2

Trong khi đó, nhiều đại biểu cũng cho rằng việc nâng cao tuổi nghỉ hưu đại trà vì các nguyên nhân liên quan đến quỹ BHXH là không nên. "Việc nâng tuổi nghỉ hưu làm kéo dài thời gian lao động, đặc biệt bất lợi với lao động nữ khi phải đảm nhiệm nhiều vai trò khác. Do đó, tôi cho rằng độ tuổi nghỉ hưu nên giữ nguyên như mức hiện nay. Tuy nhiên, khi đến tuổi nghỉ hưu nên để cho người lao động được tự do lựa chọn có tiếp tục làm việc, cống hiến hay không" - luật sư Phạm Minh Tâm góp ý.

Theo Bạch Đằng/Người Lao động