Đào tạo nghề lao động nông thôn phải có địa chỉ cụ thể
Theo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, hoạt động dạy nghề lao động nông thôn đã qua thời đại trà, từng bước chuyển sang đào tạo gắn với địa chỉ DN, quy hoạch việc làm của từng địa phương, từng vùng.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Chính sách dạy nghề đối với người lao động nông thôn cần được xây dựng theo hướng tích hợp chung các chính sách hiện hành về đào tạo nghề để thống nhất thực hiện.
Ảnh: VGP/Đình Nam
Chiều 4/7, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương thực hiện Quyết định 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 (Đề án 1956) chủ trì cuộc họp của Ban Chỉ đạo.
Báo cáo của Thường trực Ban Chỉ đạo Đề án 1956 cho biết trong 4 năm (2010-2013), ngân sách Trung ương đã bố trí cho công tác dạy nghề lao động nông thôn trên 4.873 tỷ đồng, ngoài ra có 12 địa phương tự cân đối được ngân sách, nhiều địa phương bố trí thêm, lồng ghép thực hiện các chương trình, dự án cho hoạt động này.
Kết quả, đã có 1,615 triệu lao động nông thôn được hỗ trợ dạy nghề, trong đó 1,5 triệu người đã học xong, gần 1,2 triệu người có việc làm mới, có thu nhập cao hơn. Mặc dù so với kế hoạch 4 năm chỉ đạt 85% song công tác dạy nghề tại các địa phương đã đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế ở các vùng nông thôn, thực hiện an sinh xã hội.
Tuy nhiên, các thành viên Ban Chỉ đạo cũng thống nhất đánh giá hiệu quả dạy nghề cho lao động nông thôn chưa đạt mục tiêu của Đề án, số lao động được hỗ trợ dạy nghề còn thấp, việc làm cho lao động nông thôn chưa thật sự bền vững. Đầu tư cơ sở công lập cấp huyện thiếu đồng bộ, hiệu quả sử dụng chưa cao.
Việc xác định danh mục nghề đào tạo cho lao động nông thôn nhất là danh mục nghề nông nghiệp còn dàn trải. Công tác kiểm tra, giám sát, quản lý theo dõi, thống kê kết quả, hiệu quả dạy nghề cho lao động nông thôn còn hạn chế, nhất là ở cấp huyện, cấp xã...
Phiên họp Ban Chỉ đạo Trung ương thực hiện Quyết định 1956/QĐ-TTg về Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020, chiều 4/7, đánh giá hoạt động trong giai đoạn 2010-2013.
Ảnh: VGP/Đình Nam
Một số ý kiến từ đại diện các hiệp hội, bộ ngành đã nêu cụ thể những bất cập liên quan đến phạm vi đối tượng được đào tạo, công tác giám sát triển khai tại dự án đào tạo nghề tại địa phương, những vướng mắc trong phối hợp công tác dạy nghề giữa địa phương với các hội, tổ chức phi Chính phủ…
Để tiếp tục thực hiện có hiệu quả công tác này, các đại biểu đề xuất cần tăng cường sự tham gia của các doanh nghiệp trong việc tạo công ăn việc làm, tạo động lực cho lao động nông thôn; tăng cường công tác tuyên truyền, tư vấn học nghề và việc làm đối với lao động nông thôn; kiểm tra, giám sát việc thực hiện Đề án ở các cấp; nhân rộng các mô hình dạy nghề có hiệu quả, khắc phục những hạn chế trong công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn...
Đánh giá những kết quả đã đạt được của Đề án 1956, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam ghi nhận những nỗ lực của các bộ ngành, địa phương trong việc chỉ đạo tổ chức dạy nghề cho lao động nông thôn trong thời gian qua. Mặc dù trong điều kiện khó khăn về nguồn lực và sản xuất thu hẹp, công tác dạy nghề cho lao động nông thôn đã đạt được những kết quả tích cực, mang lại những đóng góp thiết thực cho người dân và nền kinh tế.
“Những câu chuyện cả làng đi học 1 nghề, 1 người học mấy nghề trong 1 năm là có thật nhưng không thể đánh giá là dạy nghề nông thôn là không tích cực. Các lớp dạy nghề lao động nông thôn mang tính chất khai trí, động viên, hỗ trợ người dân đi học, giúp nhận thức về nghề, về lợi ích được đào tạo đối với lao động nông thôn tốt hơn”, Phó Thủ tướng nói.
Về định hướng cho hoạt động của Đề án 1956 trong thời gian tới, Phó Thủ tướng nhấn mạnh cần bảo đảm các nghề nông nghiệp phải phù hợp với quy hoạch xây dựng nông thôn mới, quy hoạch sản xuất nông nghiệp và yêu cầu tái cấu trúc ngành nông nghiệp; các nghề phi nông nghiệp phải xuất phát từ quy hoạch sản xuất công nghiệp, dịch vụ, quy hoạch phát triển tiểu thủ công nghiệp, nhu cầu sử dụng lao động theo vị trí làm việc của doanh nghiệp. Chỉ tổ chức dạy nghề cho lao động nông thôn khi xác định được nơi làm việc và mức thu nhập với việc làm có được sau khi học nghề.
Đồng thời, Bộ LĐTBXH phối hợp với các bộ ngành có liên quan hoàn thiện dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về chính sách dạy nghề đối với người lao động theo hướng tích hợp chung các chính sách hiện hành về đào tạo nghề để thống nhất thực hiện. Trong đó, chú trọng ưu tiên hỗ trợ dạy nghề cho người thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, người dân tộc thiểu số, người tàn tật, người bị thu hồi đất nông nghệp, ngư dân. Đồng thời, Bộ cần nghiên cứu, điều chỉnh mức hỗ trợ tiền ăn, ở, đi lại cho các đối tượng ưu tiên cho phù hợp, trình Chính phủ xem xét, quyết định vào đầu quý I/2015…
Ảnh: VGP/Đình Nam
Chiều 4/7, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương thực hiện Quyết định 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 (Đề án 1956) chủ trì cuộc họp của Ban Chỉ đạo.
Báo cáo của Thường trực Ban Chỉ đạo Đề án 1956 cho biết trong 4 năm (2010-2013), ngân sách Trung ương đã bố trí cho công tác dạy nghề lao động nông thôn trên 4.873 tỷ đồng, ngoài ra có 12 địa phương tự cân đối được ngân sách, nhiều địa phương bố trí thêm, lồng ghép thực hiện các chương trình, dự án cho hoạt động này.
Kết quả, đã có 1,615 triệu lao động nông thôn được hỗ trợ dạy nghề, trong đó 1,5 triệu người đã học xong, gần 1,2 triệu người có việc làm mới, có thu nhập cao hơn. Mặc dù so với kế hoạch 4 năm chỉ đạt 85% song công tác dạy nghề tại các địa phương đã đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế ở các vùng nông thôn, thực hiện an sinh xã hội.
Tuy nhiên, các thành viên Ban Chỉ đạo cũng thống nhất đánh giá hiệu quả dạy nghề cho lao động nông thôn chưa đạt mục tiêu của Đề án, số lao động được hỗ trợ dạy nghề còn thấp, việc làm cho lao động nông thôn chưa thật sự bền vững. Đầu tư cơ sở công lập cấp huyện thiếu đồng bộ, hiệu quả sử dụng chưa cao.
Việc xác định danh mục nghề đào tạo cho lao động nông thôn nhất là danh mục nghề nông nghiệp còn dàn trải. Công tác kiểm tra, giám sát, quản lý theo dõi, thống kê kết quả, hiệu quả dạy nghề cho lao động nông thôn còn hạn chế, nhất là ở cấp huyện, cấp xã...
Phiên họp Ban Chỉ đạo Trung ương thực hiện Quyết định 1956/QĐ-TTg về Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020, chiều 4/7, đánh giá hoạt động trong giai đoạn 2010-2013.
Ảnh: VGP/Đình Nam
Một số ý kiến từ đại diện các hiệp hội, bộ ngành đã nêu cụ thể những bất cập liên quan đến phạm vi đối tượng được đào tạo, công tác giám sát triển khai tại dự án đào tạo nghề tại địa phương, những vướng mắc trong phối hợp công tác dạy nghề giữa địa phương với các hội, tổ chức phi Chính phủ…
Để tiếp tục thực hiện có hiệu quả công tác này, các đại biểu đề xuất cần tăng cường sự tham gia của các doanh nghiệp trong việc tạo công ăn việc làm, tạo động lực cho lao động nông thôn; tăng cường công tác tuyên truyền, tư vấn học nghề và việc làm đối với lao động nông thôn; kiểm tra, giám sát việc thực hiện Đề án ở các cấp; nhân rộng các mô hình dạy nghề có hiệu quả, khắc phục những hạn chế trong công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn...
Đánh giá những kết quả đã đạt được của Đề án 1956, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam ghi nhận những nỗ lực của các bộ ngành, địa phương trong việc chỉ đạo tổ chức dạy nghề cho lao động nông thôn trong thời gian qua. Mặc dù trong điều kiện khó khăn về nguồn lực và sản xuất thu hẹp, công tác dạy nghề cho lao động nông thôn đã đạt được những kết quả tích cực, mang lại những đóng góp thiết thực cho người dân và nền kinh tế.
“Những câu chuyện cả làng đi học 1 nghề, 1 người học mấy nghề trong 1 năm là có thật nhưng không thể đánh giá là dạy nghề nông thôn là không tích cực. Các lớp dạy nghề lao động nông thôn mang tính chất khai trí, động viên, hỗ trợ người dân đi học, giúp nhận thức về nghề, về lợi ích được đào tạo đối với lao động nông thôn tốt hơn”, Phó Thủ tướng nói.
Về định hướng cho hoạt động của Đề án 1956 trong thời gian tới, Phó Thủ tướng nhấn mạnh cần bảo đảm các nghề nông nghiệp phải phù hợp với quy hoạch xây dựng nông thôn mới, quy hoạch sản xuất nông nghiệp và yêu cầu tái cấu trúc ngành nông nghiệp; các nghề phi nông nghiệp phải xuất phát từ quy hoạch sản xuất công nghiệp, dịch vụ, quy hoạch phát triển tiểu thủ công nghiệp, nhu cầu sử dụng lao động theo vị trí làm việc của doanh nghiệp. Chỉ tổ chức dạy nghề cho lao động nông thôn khi xác định được nơi làm việc và mức thu nhập với việc làm có được sau khi học nghề.
Đồng thời, Bộ LĐTBXH phối hợp với các bộ ngành có liên quan hoàn thiện dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về chính sách dạy nghề đối với người lao động theo hướng tích hợp chung các chính sách hiện hành về đào tạo nghề để thống nhất thực hiện. Trong đó, chú trọng ưu tiên hỗ trợ dạy nghề cho người thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, người dân tộc thiểu số, người tàn tật, người bị thu hồi đất nông nghệp, ngư dân. Đồng thời, Bộ cần nghiên cứu, điều chỉnh mức hỗ trợ tiền ăn, ở, đi lại cho các đối tượng ưu tiên cho phù hợp, trình Chính phủ xem xét, quyết định vào đầu quý I/2015…
Theo Đình Nam/Chinhphu.vn