1. Dòng sự kiện:
  2. Thực hành chữ "S" trong ESG

"Đào tạo nghề cho lao động nông thôn" đối mặt với nhiều thách thức

(Dân trí) - Sau 1 năm thực hiện, đề án "Đào tạo nghề cho lao động nông thôn" đã thu được những thành công nhất định, nhưng cũng vấp phải không ít thách thức từ thực tế.

Theo báơ cáo của Ban chỉ đạo đề án "Đào tạo nghề cho lao động nông thôn", năm 2010, toàn quốc đã tổ chức dạy nghề cho 21.178 lao động nông thôn theo hình thức vùng chuyên canh; theo làng nghề; theo đặt hàng của các doanh nghiệp...

Đánh giá 1 năm thực hiện thí điểm, Ban chỉ đạo cho rằng, đề án đã nhận được sự quan tâm của các cấp, các ngành, bước đầu xác định được quy trình tổ chức đào tạo nghề cho lao động nông thôn có hiệu quả . Tuy nhiên, theo báo cáo của các địa phương, việc thực hiện đề án hiện nay vẫn còn nhiều vấn đề. Đặc biệt, đâu là mô hình hợp lý để người lao động yên tâm học tập, tạo lập một việc làm bền vững. Bởi trên thực tế, hiện nay vẫn còn nhiều địa phương chưa tìm ra một lĩnh vực đào tạo phù hợp về điều kiện kinh tế xã hội. Chính vì vậy, đã có những địa phương đào tạo nghề cho lao động nông thôn song không thể giới thiệu việc làm cho người lao động do các doanh nghiệp không có nhu cầu về nguồn nhân lực này.

Giải quyết những khó khăn này, một số địa phương như Lào Cai đã chuyển samg mô hình đào tạo nghề theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp và đã bước đầu thành công; đào tạo và giới thiệu việc làm cho trên 1.000 người theo chương trình của đề án. Ngoài ra, hiện nay có rất nhiều mô hình đào tạo nghề đang được triển khai như phối hợp với các doanh nghiệp hoặc cơ sở dạy nghề thực nghiệm trên những cánh đồng chuyên canh nhằm nâng cao năng suất cây trồng. Đối với các vùng nguyên liệu, nhiều địa phương cũng đã phối hợp giữa dạy nghề với doanh nghiệp nhằm đào tạo kỹ thuật gắn với bao tiêu sản phẩm.

P .Thanh