Đài Loan “hút” lao động Việt Nam
Ban Quản lý Lao động Việt Nam tại Đài Loan cho biết xuất khẩu lao động (XKLĐ) của Việt Nam ở Đài Loan đang có nhiều chuyển biến tích cực. Trong 6 tháng đầu năm 2014, có khoảng 34.000 lao động sang Đài Loan, chiếm 62% tổng số lao động đi làm việc ở nước ngoài.
Nếu so với cùng kỳ năm 2013, lao động Việt Nam cung ứng cho thị trường Đài Loan tăng 187%.
Lao động Việt Nam làm việc trong một nhà máy sản xuất linh kiện ô tô ở Đào Viên - Đài Loan
Thị trường chủ lực
Tính đến cuối tháng 6-2014, có khoảng 135.000 lao động Việt Nam làm việc theo hợp đồng tại Đài Loan, chiếm 25,82% tổng số lao động nước ngoài ở thị trường này. Số lượng lao động của Việt Nam tăng trưởng mạnh nhất trong 4 nước cung ứng lao động vào Đài Loan (cùng với Indonesia, Thái Lan và Philippines), trong đó lao động ngành sản xuất công nghiệp và xây dựng khoảng 115.000 người.
Cục Quản lý Lao động ngoài nước cho rằng lao động Việt Nam tiếp tục là nguồn cung ứng chủ yếu cho thị trường Đài Loan trong thời gian tới, nhất là ở khu vực sản xuất. Hiện ở khu vực này, nguồn cung cấp lao động từ Thái Lan giảm xuống, trong khi giới chủ Đài Loan mở rộng nhu cầu tuyển dụng lao động nước ngoài. Hiện nhiều doanh nghiệp (DN) XKLĐ của Việt Nam có nhiều hợp đồng cung ứng sang Đài Loan.
Chỉ riêng từ tháng 6 đến nay, cục đã thẩm định 2.114 hợp đồng của hơn 60 lượt DN với nhu cầu tuyển dụng khoảng 10.000 lao động, trong đó 90% nhu cầu ở lĩnh vực sản xuất. Hiệp hội XKLĐ Việt Nam dự báo nếu duy trì mức cung ứng bình quân 5.600 lao động/tháng như các tháng qua, số lượng lao động sang Đài Loan trong năm nay dự kiến đạt trên 60.000 người, mức cao nhất từ trước đến nay.
Giảm chi phí, tăng lương
Ông Nguyễn Ngọc Quỳnh, Cục trưởng Cục Quản lý Lao động ngoài nước, cho biết cục đang triển khai các biện pháp siết chặt quản lý lao động, tập trung chấn chỉnh DN và kiểm soát chi phí của người lao động (NLĐ) sang Đài Loan. Theo đó, các DN đưa lao động sang Đài Loan phải thực hiện thu phí đúng quy định với mức tối đa không quá 4.000 USD/người đối với lao động làm việc ở khu vực nhà máy và 3.300 USD/người đối với lĩnh vực chăm sóc người bệnh. Mức phí này áp dụng từ 1-2-2014.
Cùng với việc giảm chi phí, ông Quỳnh cho rằng việc Đài Loan tăng lương cơ bản theo lộ trình từ 1-7-2014 và tăng nhu cầu tuyển dụng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho NLĐ sang thị trường này. Theo đó, mức lương cơ bản từ thời điểm trên là 19.273 đài tệ/tháng (khoảng 13,46 triệu đồng), tăng 226 đài tệ/tháng so với trước.
Mức lương cơ bản theo giờ của lao động nước ngoài cũng được điều chỉnh tăng từ 103 đài tệ/giờ lên 115 đài tệ/giờ. Hiện trên 80% lao động Việt Nam ở Đài Loan Loan có tổng thu nhập từ 25.000-30.000 đài tệ/tháng (khoảng 17,5-21 triệu đồng/tháng).
Một điều chỉnh đáng chú ý khác là Bộ Lao động Đài Loan (trước đây là Ủy ban Lao động Đài Loan) vừa đưa thêm ngành nghề nuôi cá lồng đại dương vào diện được tiếp nhận lao động nước ngoài. Trước điều chỉnh này, Ban Thị trường Đài Loan thuộc Hiệp hội XKLĐ Việt Nam đang tích cực phối hợp với các DN XKLĐ tìm kiếm đối tác, đàm phán để ký hợp đồng cung ứng lao động ở lĩnh vực mới này.
Lao động Việt Nam làm việc trong một nhà máy sản xuất linh kiện ô tô ở Đào Viên - Đài Loan
Thị trường chủ lực
Tính đến cuối tháng 6-2014, có khoảng 135.000 lao động Việt Nam làm việc theo hợp đồng tại Đài Loan, chiếm 25,82% tổng số lao động nước ngoài ở thị trường này. Số lượng lao động của Việt Nam tăng trưởng mạnh nhất trong 4 nước cung ứng lao động vào Đài Loan (cùng với Indonesia, Thái Lan và Philippines), trong đó lao động ngành sản xuất công nghiệp và xây dựng khoảng 115.000 người.
Cục Quản lý Lao động ngoài nước cho rằng lao động Việt Nam tiếp tục là nguồn cung ứng chủ yếu cho thị trường Đài Loan trong thời gian tới, nhất là ở khu vực sản xuất. Hiện ở khu vực này, nguồn cung cấp lao động từ Thái Lan giảm xuống, trong khi giới chủ Đài Loan mở rộng nhu cầu tuyển dụng lao động nước ngoài. Hiện nhiều doanh nghiệp (DN) XKLĐ của Việt Nam có nhiều hợp đồng cung ứng sang Đài Loan.
Chỉ riêng từ tháng 6 đến nay, cục đã thẩm định 2.114 hợp đồng của hơn 60 lượt DN với nhu cầu tuyển dụng khoảng 10.000 lao động, trong đó 90% nhu cầu ở lĩnh vực sản xuất. Hiệp hội XKLĐ Việt Nam dự báo nếu duy trì mức cung ứng bình quân 5.600 lao động/tháng như các tháng qua, số lượng lao động sang Đài Loan trong năm nay dự kiến đạt trên 60.000 người, mức cao nhất từ trước đến nay.
Giảm chi phí, tăng lương
Ông Nguyễn Ngọc Quỳnh, Cục trưởng Cục Quản lý Lao động ngoài nước, cho biết cục đang triển khai các biện pháp siết chặt quản lý lao động, tập trung chấn chỉnh DN và kiểm soát chi phí của người lao động (NLĐ) sang Đài Loan. Theo đó, các DN đưa lao động sang Đài Loan phải thực hiện thu phí đúng quy định với mức tối đa không quá 4.000 USD/người đối với lao động làm việc ở khu vực nhà máy và 3.300 USD/người đối với lĩnh vực chăm sóc người bệnh. Mức phí này áp dụng từ 1-2-2014.
Cùng với việc giảm chi phí, ông Quỳnh cho rằng việc Đài Loan tăng lương cơ bản theo lộ trình từ 1-7-2014 và tăng nhu cầu tuyển dụng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho NLĐ sang thị trường này. Theo đó, mức lương cơ bản từ thời điểm trên là 19.273 đài tệ/tháng (khoảng 13,46 triệu đồng), tăng 226 đài tệ/tháng so với trước.
Mức lương cơ bản theo giờ của lao động nước ngoài cũng được điều chỉnh tăng từ 103 đài tệ/giờ lên 115 đài tệ/giờ. Hiện trên 80% lao động Việt Nam ở Đài Loan Loan có tổng thu nhập từ 25.000-30.000 đài tệ/tháng (khoảng 17,5-21 triệu đồng/tháng).
Một điều chỉnh đáng chú ý khác là Bộ Lao động Đài Loan (trước đây là Ủy ban Lao động Đài Loan) vừa đưa thêm ngành nghề nuôi cá lồng đại dương vào diện được tiếp nhận lao động nước ngoài. Trước điều chỉnh này, Ban Thị trường Đài Loan thuộc Hiệp hội XKLĐ Việt Nam đang tích cực phối hợp với các DN XKLĐ tìm kiếm đối tác, đàm phán để ký hợp đồng cung ứng lao động ở lĩnh vực mới này.
Theo Nguyễn Duy/Báo Người Lao Động
Xử phạt 49 lao động bỏ trốn. Đến nay, Ban Quản lý Lao động Việt Nam tại Đài Loan đã lập biên bản vi phạm 49 lao động bỏ trốn ở Đài Loan, đề nghị Văn phòng Kinh tế - Văn hóa Việt Nam tại Đài Loan ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo Nghị định 95/CP của Chính phủ. Mức phạt áp dụng đối với các trường hợp trên là 90 triệu đồng/trường hợp. Hiện ban đang phối hợp với cơ quan thẩm quyền Đài Loan tiếp tục lập danh sách lao động bỏ trốn để xử phạt theo quy định. |