Cụ bà 75 tuổi và nghề ép giấy bằng bàn ủi con gà

Khôngnhiều người biết rằng bên góc nhỏ vỉa hè khu vực chợ Biên Hòa (đường Cách Mạng ThángTám, phường Thanh Bình, TP Biên Hòa, Đồng Nai) có một bà cụ mưu sinh bằng nghềcó từ thời bao cấp-nghề ép giấy thủ công.

Hiện cụ là người duy nhất và cuối cùng ở Biên Hòa còn đeo bám nghề này, tuy đơn giản nhưng đòi hỏi người làm phải có tay nghề, tỉ mỉ và khéo léo.

Cụ bà 75 tuổi và nghề ép giấy bằng bàn ủi con gà - 1

Bà Trần Thị Ba (75 tuổi) cho biết bà bắt đầu làm nghề ép giấy khoảng từ năm 1976. Sau ngày giải phóng, Nhà nước có chính sách cấp đổi giấy chứng minh thư cho tất cả người dân nên nhu cầu bao bọc, ép lớp nhựa (hay nylon) vào giấy tờ tùy thân của người dân lao động rất lớn. Nghề ép giấy bằng bàn ủi than khi đó nở rộ và làm ăn rất khấm khá.

Dụng cụ hành nghề không thể thiếu của nghề ép giấy là cái bàn ủi than con gà-một vật dụng “cổ lỗ sĩ” quá đỗi thân quen có trong mỗi nhà thời bao cấp. Bây giờ bàn ủi than con gà một thời lại là “đồ cổ” vì khó tìm thấy giữa phố thị.
Dụng cụ hành nghề không thể thiếu của nghề ép giấy là cái bàn ủi than con gà-một vật dụng “cổ lỗ sĩ” quá đỗi thân quen có trong mỗi nhà thời bao cấp. Bây giờ bàn ủi than con gà một thời lại là “đồ cổ” vì khó tìm thấy giữa phố thị.
Mỗi sáng, bà Ba cho vài cục than củi vào bên trong cái bàn ủi...
Mỗi sáng, bà Ba cho vài cục than củi vào bên trong cái bàn ủi...
 ... sau đó ngồi quạt liên tục cho than bên trong cháy bén để sinh ra nhiệt.
 ... sau đó ngồi quạt liên tục cho than bên trong cháy bén để sinh ra nhiệt.
Bàn tay già nua của bà Ba cầm cái bàn ủi nóng liên tục ịn ịn rồi là là miết lên tấm giấy lụa bên dưới có lớp nylon mỏng. Từng thao tác phải nhẹ nhàng, chậm rãi và rất cẩn trọng để canh chừng độ nóng của bàn ủi tránh làm cháy lẹm giấy tờ của khách. Thời gian hoàn thành các công đoạn ép ủi, cắt tỉa thẳng thớm chỉ mất độ 5-7 phút.
Bàn tay già nua của bà Ba cầm cái bàn ủi nóng liên tục ịn ịn rồi là là miết lên tấm giấy lụa bên dưới có lớp nylon mỏng. Từng thao tác phải nhẹ nhàng, chậm rãi và rất cẩn trọng để canh chừng độ nóng của bàn ủi tránh làm cháy lẹm giấy tờ của khách. Thời gian hoàn thành các công đoạn ép ủi, cắt tỉa thẳng thớm chỉ mất độ 5-7 phút.
Bà Ba nhận ép tất các loại giấy tờ từ chứng minh nhân dân, bằng lái xe...
Bà Ba nhận ép tất các loại giấy tờ từ chứng minh nhân dân, bằng lái xe...
... bìa những cuốn tập sách của học sinh...
... bìa những cuốn tập sách của học sinh...
... đến những bức tranh, ảnh. Tiền công tùy theo các loại giấy tờ lớn nhỏ, bà Ba cũng chỉ lấy mức giá rất bình dân từ 5.000 đến 12.000 đồng mà thôi.
... đến những bức tranh, ảnh. Tiền công tùy theo các loại giấy tờ lớn nhỏ, bà Ba cũng chỉ lấy mức giá rất bình dân từ 5.000 đến 12.000 đồng mà thôi.
Bà Lê Thị Huệ (65 tuổi) chia sẻ: Tôi cho chị Ba ngồi trước cửa nhà để làm nghề ép giấy cũng gần 40 năm. Ngày xưa, thấy khách đông lắm. Làm cả ngày không hết, chị Ba phải mang về nhà tranh thủ làm đêm. Còn bây giờ nở rộ các loại máy ép nhiệt hiện đại nên ít ai chịu ép thủ công. Hôm đông khách lắm cũng chỉ được vài chục ngàn đồng thôi mà thôi...”.
Bà Lê Thị Huệ (65 tuổi) chia sẻ: "Tôi cho chị Ba ngồi trước cửa nhà để làm nghề ép giấy cũng gần 40 năm. Ngày xưa, thấy khách đông lắm. Làm cả ngày không hết, chị Ba phải mang về nhà tranh thủ làm đêm. Còn bây giờ nở rộ các loại máy ép nhiệt hiện đại nên ít ai chịu ép thủ công. Hôm đông khách lắm cũng chỉ được vài chục ngàn đồng thôi mà thôi...”.
Em Phan Quang Vinh, học sinh Trường Tiểu học Quang Vinh (TP Biên Hòa), luôn là “khách ruột” của bà Ba. Mỗi khi có cuốn tập sách nào cần ép bìa, em Vinh thường mang đến để bà Ba làm vì em rất hài lòng với sự bền, chắc và đẹp của bìa sách qua bàn tay khéo léo của bà cụ 75 tuổi ép bằng cái bàn ủi than con gà.
Em Phan Quang Vinh, học sinh Trường Tiểu học Quang Vinh (TP Biên Hòa), luôn là “khách ruột” của bà Ba. Mỗi khi có cuốn tập sách nào cần ép bìa, em Vinh thường mang đến để bà Ba làm vì em rất hài lòng với sự bền, chắc và đẹp của bìa sách qua bàn tay khéo léo của bà cụ 75 tuổi ép bằng cái bàn ủi than con gà.

Nghề này giúp tôi nuôi các con khôn lớn. Bây giờ tụi nó đã có thể tự lập rồi nhưng tôi vẫn không bỏ nghề vì ngồi không ở nhà buồn tay, buồn chân chán lắm. Ra ngoài này lúc rảnh rang ngắm phố phường, xe cộ qua lại, gặp bà con cô bác ghé hỏi han đủ thứ chuyện trên trời dưới đất thấy mình vui ra, khỏe ra, sống yêu đời hơn...”  - bà  Ba nhỏ nhẹ bày tỏ.

"Nghề này giúp tôi nuôi các con khôn lớn. Bây giờ tụi nó đã có thể tự lập rồi nhưng tôi vẫn không bỏ nghề vì ngồi không ở nhà buồn tay, buồn chân chán lắm. Ra ngoài này lúc rảnh rang ngắm phố phường, xe cộ qua lại, gặp bà con cô bác ghé hỏi han đủ thứ chuyện trên trời dưới đất thấy mình vui ra, khỏe ra, sống yêu đời hơn...”  - bà  Ba nhỏ nhẹ bày tỏ.

Theo Báo PL TP HCM