Chuyện thưởng - phạt để giữ chân nhân sự giỏi

Nguyễn Vy

(Dân trí) - Theo Hiệp hội Quản lý Nguồn nhân lực Mỹ, ngày nay, ngày càng nhiều tổ chức, doanh nghiệp nhận ra tầm quan trọng về giá trị hạnh phúc của nhân viên.

Ngày nay, càng có nhiều tổ chức, doanh nghiệp nỗ lực không ít trong việc tìm cách thu hút và giữ chân lượng nhân sự hàng đầu, có tiềm năng.

Đáng chú ý, việc làm hài lòng nhân viên ở mỗi khía cạnh trong công việc là điều cần thiết suốt quá trình định hướng, phát triển. Một khi nhân viên hài lòng với môi trường làm việc, trải nghiệm họ mang đến cho khách hàng, nhà đầu tư cũng tốt hơn.

Qua đó, có 5 mẹo để Ban lãnh đạo và các nhà quản trị nhân sự xây dựng nên môi trường làm việc hạnh phúc.

Chuyện thưởng - phạt để giữ chân nhân sự giỏi - 1

Nhiều chuyên gia cho hay, sự hạnh phúc của nhân sự rất quan trọng trong việc xây dựng, phát triển công ty.

Trước hết, các tổ chức cần tìm nhân sự có cùng chí hướng, quan điểm về giá trị cốt lõi của công ty. Chẳng hạn, nếu tổ chức hoạt động theo sứ mệnh thay đổi cuộc sống thì lãnh đạo cần chọn người tự tạo động lực và tập trung vào việc tạo ra giá trị giúp thế giới trở nên tốt hơn. Đặc biệt, người có cái tôi cao sẽ bị loại ra khỏi tổ chức này.

Tiếp đó, công ty phải ưu tiên mục tiêu hạnh phúc. Song thực tế, khái niệm "việc làm hạnh phúc" thường được định nghĩa khác nhau với từng nhân viên. 

Chuyện thưởng - phạt để giữ chân nhân sự giỏi - 2

Tốt nhất là để nhân viên tự tìm đến điều khiến họ hạnh phúc. Việc của tổ chức là thúc đẩy người lao động ưu tiên những điều đó hơn trong công việc (Ảnh minh họa: Hữu Khoa).

"Hạnh phúc của nhân viên là ưu tiên số một của Giám đốc điều hành công ty. Vì vậy, chúng tôi đã tổ chức một hội thảo để thiết kế văn hóa hạnh phúc của mình, qua những ý kiến đóng góp của từng nhân viên", đại diện Hiệp hội Quản lý Nguồn nhân lực Mỹ cho hay.

Từ đó, đơn vị có thể dễ dàng đo lường mức độ hài lòng của nhân viên và dựa vào đó để tìm cách đem lại niềm vui cho họ.

Ngoài ra, phương pháp "hỏi thì sẽ được nhận" cũng được áp dụng. Tổ chức cần liên tục khảo sát ý kiến nhân viên về những khía cạnh nào đang hoạt động hiệu quả, không hiệu quả, cách xây dựng văn hóa hạnh phúc,…

Từ những bài khảo sát ấy, lãnh đạo có thể tăng sự hiểu biết sâu sắc, nhân viên ở tất cả các cấp cũng được giúp tạo ra một môi trường phát triển hơn. 

Chuyện thưởng - phạt để giữ chân nhân sự giỏi - 3

Dù không phải lúc nào cũng nhận được đề xuất hay nhưng lãnh đạo luôn phải bày tỏ sự lắng nghe, đánh giá cao các ý kiến của nhân viên (Ảnh minh họa: Hữu Khoa).

Bên cạnh đó, sự tương hỗ với văn hóa là điều được ưu tiên. Ví dụ, trong khi có người thích tập yoga trong thời gian nghỉ ngơi, có nhân viên lại chỉ muốn tham gia thiện nguyện với gia đình, bạn bè.

"Vì vậy, tổ chức phải tìm hiểu sở thích của nhân viên và việc đó cần được quan tâm liên tục bởi sở thích có thể thay đổi theo thời gian. Công ty phải đảm bảo lợi ích và đặc quyền của nhân viên theo kịp với sự phát triển của xã hội.

Cuối cùng, sự khích lệ là điều không thể thiếu. Lãnh đạo có thể giao một công việc đầy thách thức, nhưng vẫn phải có trách nhiệm thưởng cho nhân viên theo nhiều phương thức để động viên họ.

"Một công ty nuôi dưỡng thành công trải nghiệm tích cực của nhân viên sẽ gặt hái được những lợi ích. Quá trình đó được thực hiện dưới các hình thức như tăng cường sự gắn kết, hạnh phúc, năng suất và khả năng giữ chân nhân viên", Hiệp hội Quản lý Nguồn nhân lực Mỹ khuyến cáo.

Theo Theo blog.shrm.org