Chuyển biến tích cực về lao động, việc làm đầu năm
Những thông tin mà chúng tôi nhận được từ thị trường LĐ là tích cực. Tại hầu hết các DN, LĐ bỏ việc, nhảy việc xảy ra ít.
Các DN sử dụng nhiều LĐ, tỉ lệ công việc làm thủ công cao, chủ yếu “lấy công làm lãi” như dệt, may, da giày, chế biến thủy-hải sản, chế biến lương thực… mấy năm trước, cứ sau tết âm lịch là “khủng hoảng”, thiếu nhân lực để làm việc, có DN thiếu hụt tới trên 50% so với số có trước tết, thì những ngày đầu năm 2015 lại khá ổn định.
Tỉ lệ thiếu LĐ chủ yếu do những LĐ này không quay trở lại làm việc, do một số quay lại muộn, tỉ lệ này khoảng 4 - 5%. Hầu như không có tình trạng từng “mảng” lớn LĐ bỏ việc ở DN này để đầu quân tuyển dụng ở DN khác như các năm 2012-2014. Số biến động theo thống kê ban đầu (chưa phải con số chính xác) cũng không quá 2 con số, kể cả những DN sử dụng hàng nghìn hoặc hàng chục nghìn LĐ.
Nhiều DN đã phát động thi đua, cổ vũ, động viên NLĐ nâng cao năng suất ngay từ những ngày đầu tiên của năm Ất Mùi. Những DN treo biển tuyển thêm nhân công, ngoài bù đắp số thiếu hụt sau kỳ nghỉ tết, chủ yếu do mở rộng sản xuất kinh doanh, tăng quy mô thực hiện các đơn hàng. Phần lớn NLĐ phấn chấn hơn, vì: Từ 1.1.2015, lương tối thiểu đã được điều chỉnh, mức chung tăng thêm tới 15%.
Quan hệ LĐ đã được cải thiện tích cực (đặc biệt tại các DN FDI). Các chủ DN đã thực sự coi người lao động là tài sản lớn, tìm mọi cách để gìn giữ, sử dụng. Họ đã thấm thía những thua thiệt xảy ra, chi phí sẽ tốn kém hơn phần tài chính họ phải bỏ ra để “giữ chân” LĐ.
Mặt khác, NLĐ có kinh nghiệm xương máu từ sau đợt sụt giảm sâu của kinh tế do khủng hoảng ở cả năm 2013 và đầu năm 2014, nên quý trọng việc làm đang có, tìm mọi cách để giữ ổn định. Phần lớn NLĐ cũng hiểu rằng muốn tăng lương, cải thiện thu nhập và đời sống, trước hết phải ổn định việc làm, chăm chỉ làm việc, tích lũy kinh nghiệm để tăng năng suất LĐ.
Năng suất LĐ luôn là tiêu chí số 1 để tăng lương bền vững. Những điều chỉnh của thị trường LĐ khu vực và thế giới, mặc dù không mạnh, nhưng cũng manh nha đặt áp lực lên thị trường LĐ VN. Để giữ việc làm, đầu tiên phải ổn định quan hệ LĐ, tìm cách nâng cao năng suất. Đây là tâm lý chung của NLĐ và cũng là tâm lý của thị trường LĐ.
Tỉ lệ thiếu LĐ chủ yếu do những LĐ này không quay trở lại làm việc, do một số quay lại muộn, tỉ lệ này khoảng 4 - 5%. Hầu như không có tình trạng từng “mảng” lớn LĐ bỏ việc ở DN này để đầu quân tuyển dụng ở DN khác như các năm 2012-2014. Số biến động theo thống kê ban đầu (chưa phải con số chính xác) cũng không quá 2 con số, kể cả những DN sử dụng hàng nghìn hoặc hàng chục nghìn LĐ.
Nhiều DN đã phát động thi đua, cổ vũ, động viên NLĐ nâng cao năng suất ngay từ những ngày đầu tiên của năm Ất Mùi. Những DN treo biển tuyển thêm nhân công, ngoài bù đắp số thiếu hụt sau kỳ nghỉ tết, chủ yếu do mở rộng sản xuất kinh doanh, tăng quy mô thực hiện các đơn hàng. Phần lớn NLĐ phấn chấn hơn, vì: Từ 1.1.2015, lương tối thiểu đã được điều chỉnh, mức chung tăng thêm tới 15%.
Quan hệ LĐ đã được cải thiện tích cực (đặc biệt tại các DN FDI). Các chủ DN đã thực sự coi người lao động là tài sản lớn, tìm mọi cách để gìn giữ, sử dụng. Họ đã thấm thía những thua thiệt xảy ra, chi phí sẽ tốn kém hơn phần tài chính họ phải bỏ ra để “giữ chân” LĐ.
Mặt khác, NLĐ có kinh nghiệm xương máu từ sau đợt sụt giảm sâu của kinh tế do khủng hoảng ở cả năm 2013 và đầu năm 2014, nên quý trọng việc làm đang có, tìm mọi cách để giữ ổn định. Phần lớn NLĐ cũng hiểu rằng muốn tăng lương, cải thiện thu nhập và đời sống, trước hết phải ổn định việc làm, chăm chỉ làm việc, tích lũy kinh nghiệm để tăng năng suất LĐ.
Năng suất LĐ luôn là tiêu chí số 1 để tăng lương bền vững. Những điều chỉnh của thị trường LĐ khu vực và thế giới, mặc dù không mạnh, nhưng cũng manh nha đặt áp lực lên thị trường LĐ VN. Để giữ việc làm, đầu tiên phải ổn định quan hệ LĐ, tìm cách nâng cao năng suất. Đây là tâm lý chung của NLĐ và cũng là tâm lý của thị trường LĐ.
Theo PGS-TS Vũ Quang Thọ/Báo Lao động