1. Dòng sự kiện:
  2. Thực hành chữ "S" trong ESG

Chần chừ - Thủ phạm làm bê trễ công việc

(Dân trí) - Chần chừ, chậm chạp, trễ nải… sẽ làm giảm hiệu quả công việc. Bệnh chần chừ sinh ra từ đâu?

1. Sợ hãi:

 

Luôn lo lắng vì kết quả công việc không như ý muốn, sợ nhận trách nhiệm khi thất bại sẽ khiến cho nhân viên không dám bắt tay vào nhiệm vụ được giao.

 

2. Không bằng lòng:

 

Một nhân viên cảm thấy bất mãn, khó chịu với nhiệm vụ được giao có thể chống đối bằng cách trì hoãn công việc. Có thể đó là do công việc quá nặng, bị cư xử thiếu công bằng, hoặc vì không đúng chuyên môn nghiệp vụ…

 

3. Quá cầu toàn:

 

Một nhân viên quá cầu toàn khi nhận công việc luôn đắn đo suy nghĩ làm thế nào đạt hiệu quả cao nhất, thậm chí làm đi làm lại cho đến khi hoàn hảo mới thôi; có khi họ đợi đến khi có điều kiện thật thuận lợi mới bắt tay vào công việc. Trong khi những đồng nghiệp khác đã hoàn thành nhiệm vụ từ bao giờ, thì mình mãi vẫn đì đẹt ở khâu mở đầu.

 

4. Nước đến chân mới nhảy:

 

Những nhân viên này nghĩ rằng họ luôn làm việc tốt nhất khi có áp lực về thời gian, thế là họ cứ đủng đỉnh chần chừ trì hoãn công việc đến phút chót mới thực sự bắt tay vào làm. Xét về một khía cạnh nào đó, tư tưởng này cũng hiệu quả với một số người, nhưng nếu làm việc theo nhóm, chắc  sẽ làm các thành viên trong nhóm phát điên. Hơn nữa, nếu đến phút cuối có gì trục trặc thì không thể xoay xở kịp.

 

5. Tư tưởng trì hoãn:

 

Với suy nghĩ là không cần thiết phải hoàn thành nhiệm vụ đúng thời hạn, “chưa xong hôm nay thì mai xong ý mà, chắc cũng chả sao đâu”, thế là nhân viên này cứ từ từ làm việc chả xét gì đến thời gian hết. Cũng có thể họ bị “nghẽn” trong hàng núi công việc khác, nhưng đây cũng là tư tưởng thiếu trách nhiệm rồi.

 

Ngọc Bích

Theo Employe