"Cầu nối" góp phần đưa chính sách bảo hiểm thất nghiệp tới cuộc sống
(Dân trí) - Trong thành tích chung của Cục Việc làm (Bộ LĐ-TB&XH) sau 10 năm tham mưu cho Bộ LĐ-TB&XH xây dựng, ban hành và đưa chính sách bảo hiểm thất nghiệp vào cuộc sống trong, không thể không kể tới vai trò đóng góp của công tác kế hoạch - tài chính.
Được thành lập cách đây 10 năm, Phòng Kế hoạch - Tài chính (Cục Việc làm) có trách nhiệm giúp Cục trưởng Cục Việc làm tổng hợp, xây dựng, hướng dẫn và đôn đốc thực hiện công tác kế hoạch - tài chính thuộc trách nhiệm của Cục theo quy định của pháp luật.
Thực hiện nhiều nhiệm vụ
Theo bà Hoàng Anh Minh - Trưởng phòng Kế hoạch Tài chính, trong 10 năm qua, trên cơ sở chức năng được giao, Phòng đã triển khai thành công nhiều nhiệm vụ liên quan tới công tác tài chính kế hoạch.
Một số hoạt động chính có thể nêu ra, như: Việc nghiên cứu, xây dựng, tổng hợp trình Cục các văn bản hướng dẫn về chế độ, tiêu chuẩn, định mức, quản lý về kế hoạch và tài chính các nguồn kinh phí trong phạm vi quản lý của Cục.
Chủ trì, phối hợp với các đơn vị nghiên cứu, xây dựng và tổng hợp trình Cục kế hoạch phát triển kinh tế xã hội; kế hoạch, dự toán các nguồn kinh phí dài hạn, hàng năm cho các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ công tác, chương trình, dự án, đề án, đề tài khoa học, các đơn vị sự nghiệp thuộc lĩnh vực quản lý của Cục.
Phòng thực hiện nhiệm vụ trình Cục trưởng phân bổ, thông báo các chỉ tiêu, kế hoạch và dự toán các nguồn kinh phí sau khi có thông báo của Bộ.
Đồng thời, Phòng cũng đảm nhiệm nhiệm vụ giúp Cục trưởng thực hiện quản lý tài chính, kế toán, quyết toán, báo cáo tài chính các nguồn kinh phí và tài sản thuộc Cục quản lý theo trách nhiệm của đơn vị dự toán cấp II và đơn vị dự toán cấp III đảm bảo đúng quy định của Luật Ngân sách nhà nước, Luật kế toán và các văn bản hiện hành khác…
Nhiều kết quả đạt được
Theo bà Hoàng Anh Minh - Trưởng phòng, trong 10 năm qua, Phòng đã tham gia nhiều nhiệm vụ xây dựng các văn bản quản lý tài chính nguồn kinh phí chi hoạt động quản lý BHTN.
Qua đó hỗ trợ kịp thời cho hoạt động chung của công tác triển khai chính sách BHTN được diễn ra thành công.
Một số dự thảo văn bản quan trọng đã được Phòng tham gia xây dựng, qua đó trình các cấp lãnh đạo ban hành trong thực tế, như: Quyết định số 04/2011/QĐ-TTg ngày 20/01/2011 của Thủ tướng Chính phủ về quản lý tài chính đối với Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
Thông tư số 134/2011/TT-BTC ngày 30/9/2011 của Bộ Tài chính về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện một số điều của Quyết định số 04/2011/QĐ-TTg ngày 20/01/2011 của Thủ tướng Chính phủ về quản lý tài chính đối với Bảo hiểm xã hội Việt Nam).
Quyết định số 60/2015/QĐ-TTg ngày 27/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế quản lý tài chính về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.
Nghị quyết số 1083/2015/UBTVQH13 ngày 16/12/2015 của Ủy ban thường vụ Quốc Hội về chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp giai đoạn 2016-2018 và việc ngân sách nhà nước chuyển kinh phí vào quỹ bảo hiểm xã hội
Quyết định số 37/2012/QĐ-TTg ngày 07/09/2012 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện thí điểm mức chi tiền lương, thu nhập đối với ngành bảo hiểm xã hội việt nam giai đoạn 2012 -2015.
Nghị quyết số 528/2018/UBTVQH14 ngày 26/5/2018 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp giai đoạn 2019 - 2021.
Quyết định số 15/2016/QĐ-TTg ngày 05/04/2016 của Thủ tướng Chính phủ về mức chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế giai đoạn 2016 - 2018…
Tham mưu chính sách quản lý kinh phí
Bên cạnh đó, Phòng còn tham mưu, đề xuất trình Bộ phương án phân bổ kinh phí chi hoạt động quản lý bảo hiểm thất nghiệp hàng năm đáp ứng duy trì bộ máy và triển khai công việc chuyên môn.
Cụ thể như việc đảm bảo tiền lương và các chế độ liên quan của 1.290 biên chế và định suất, các hợp đồng lao động 68 và hợp đồng lao động theo hình thức vụ việc.
Về cơ bản mức tiền lương được giao hàng năm đảm bảo lương, thu nhập cho các cán bộ làm công tác BHTN; đảm bảo trang thiết bị làm việc cả từng cá nhân và của đơn vị triển khai chính sách BHTN.
Ngoài ra, Phòng còn kịp thời nghiên cứu các văn bản quy phạm pháp luật và giao nhiệm vụ hướng dẫn, theo dõi tài chính các Trung tâm Dịch vụ việc làm cho từng kế toán trong phòng để tìm hiểu, nắm bắt thực trạng của từng đơn vị và tư vấn, hướng dẫn sát sao, nhiệt tình, trách nhiệm.
Đồng thời, Phòng cũng tổ chức một số hội thảo, tập huấn, đào tạo về công tác tài chính; trao đổi tư vấn trực tiếp với địa phương qua mail, điện thoại, khảo sát cơ sở vật chất và kiểm tra tình hình sử dụng kinh phí theo định kỳ...
Nhiều sáng kiến chuyên môn
Qua 10 năm triển khai chính sách BHTN, Phòng Kế hoạch - Tài chính (Cục Việc làm) đã có nhiều sáng kiến, như:
Kiểm soát kinh phí chi quản lý bảo hiểm thất nghiệp qua tài Kho bạc (năm 2010)
Quản lý nguồn kinh phí trong Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội (năm 2011)
Hướng dẫn sử dụng kinh phí thông qua bộ tài liệu nội bộ (năm 2010)
Tổ chức đào tạo cán bộ làm công tác tài chính kế toán (năm 2010)
Bổ sung số định suất làm việc tại vị trí triển khai chính sách bảo hiểm thất nghiệp (năm 2011)
Tham mưu và thuyết minh chế độ tiền lương của 1.290 biên chế định suất được hưởng là 1,8 với chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức do Nhà nước…
Quang Tuấn