Cần loại bỏ độc quyền trong mô hình xác định tiền lương của DNNN

Theo Bản tin thị trường lao động mới nhất được công bố vào ngày 30/10, thì thu nhập của lao động trong khu vực DNNN bình quân tháng đạt 6,15 triệu đồng. Tiếp đến là khu vực FDI đạt 5,09 triệu đồng, sau đó là khu vực DN ngoài nhà nước 4,99 triệu đồng. Lao động làm việc ở khu vực hợp tác xã có mức thu nhập thấp nhất, chỉ 2,84 triệu đồng/tháng.

Trong khi, lao động thuộc khu vực nhà nước luôn kêu ca rằng, thu nhập “không đủ sống”, thì bản tin thị trường lao động mới nhất của Bộ LĐ- TBXH lại cho thấy, thu nhập trong DNNN những năm gần đây cao hơn rất nhiều lần so với khối DN tư nhân, thậm chí vượt cả khối DN FDI.


Nghị định 81/2015/NĐ-CP của Chính phủ có hiệu lực từ ngày 5/11 được xem là cơ sở để kỳ vọng vào sự minh bạch lương của khối DNNN. Theo đó, DNNN phải xây dựng báo cáo chế độ tiền lương, tiền thưởng của DN. DN thực hiện công bố trên cổng hoặc trang thông tin điện tử của DN báo cáo chế độ tiền lương, tiền thưởng của DN.

Nghị định 81/2015/NĐ-CP của Chính phủ có hiệu lực từ ngày 5/11 được xem là cơ sở để kỳ vọng vào sự minh bạch lương của khối DNNN. Theo đó, DNNN phải xây dựng báo cáo chế độ tiền lương, tiền thưởng của DN. DN thực hiện công bố trên cổng hoặc trang thông tin điện tử của DN báo cáo chế độ tiền lương, tiền thưởng của DN.

Theo Bản tin thị trường lao động mới nhất được công bố vào ngày 30/10, thì thu nhập của lao động trong khu vực DNNN bình quân tháng đạt 6,15 triệu đồng. Tiếp đến là khu vực FDI đạt 5,09 triệu đồng, sau đó là khu vực DN ngoài nhà nước 4,99 triệu đồng. Lao động làm việc ở khu vực hợp tác xã có mức thu nhập thấp nhất, chỉ 2,84 triệu đồng/tháng.

“Nước chảy chỗ trũng”

Số liệu của bản tin cho thấy, sự khác nhau khá rõ về mức lương, tốc độ tăng lương giữa khu vực DN. Người làm trong DNNN có mức thu nhập cao hơn so với khu vực tư nhân, điều đó cũng phản ánh sức thu hút nhân lực vào khu vực nhà nước. Còn những lao động trong các hộ kinh doanh cá thể có mức thu nhập thấp nhất thấp hơn, nhưng trung bình cũng đã cao hơn mức lương tối thiểu do nhà nước quy định.

Theo bà Nguyễn Thị Lan Hương - Viện trưởng Viện Khoa học Lao động và Xã hội, Bộ LĐTB-XH, sở dĩ, tiền lương của DN thuộc khu vực NN luôn cao hơn khối DN tư nhân vì DNNN là khu vực có tỉ lệ lao động chuyên môn kỹ thuật cao hơn các khu vực khác, chỉ sau quản lý nhà nước và dịch vụ công.

Mặt khác, các DNNN có thang bảng lương chuẩn hơn trong việc thống kê đầy đủ thu nhập. Đặc biệt, mô hình tiền lương độc quyền trong DNNN là một trong những nguyên nhân của mức lương cao. Theo đó, công thức tiền lương hiện nay trong DNNN là doanh thu tổng sản phẩm tăng lên thì tiền lương tăng lên.

Trong khi đó, doanh thu tổng sản phẩm chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như: Đầu tư của nhà nước, giá thành sản phẩm… và những yếu tố này tăng thì doanh thu tổng sản phẩm tăng nhưng chưa chắc hiệu quả kinh tế đã tăng và như vậy là thiếu minh bạch.

Nhắc lại những ví dụ lùm xùm chuyện lương khủng tại một số DNNN thời gian qua, trong đó có lãnh đạo nhận tới vài trăm triệu mỗi tháng, ông Bùi Sỹ Lợi – Phó Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội cho rằng, nguyên nhân là các đơn vị này đã mang tiền lương của khu vực quản lý hòa với thang bảng lương của khu vực sản xuất kinh doanh, dẫn đến việc lãnh đạo nhận cả phần lương của người lao động.

Vị chuyên gia chuyên nghiên cứu về lương cũng nói thêm rằng, mặc dù Nghị định 51/2013/NĐ-CP quy định về chế độ tiền lương, thù lao đối với thành viên Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch Cty, Kiểm soát viên, TGĐ hoặc GĐ, Phó TGĐ hoặc PGĐ, Kế toán trưởng trong các Cty TNHH MTV do Nhà nước làm chủ sở hữu đã quy định lương cán bộ quản lý của khối này tối đa là 36 triệu đồng, cộng thêm 50% trong trường hợp làm ăn có hiệu quả, song như thế vẫn chưa rõ việc gắn với hiệu quả kinh doanh.

“Vậy anh nào đang làm cán bộ mà được bổ nhiệm làm giám đốc tập đoàn, TCty nhà nước thì quá là sướng. Đó là khe hở, là sự độc quyền rất lớn”- ông Lợi cảnh báo.

Như vậy, chúng ta không nên nhìn vào con số tuyệt đối lương của khối DNNN, mà phải xem xét con số này trong mối tương quan với doanh thu, lợi nhuận của DN tăng hay giảm. Nếu doanh thu, lợi nhuận giảm mà chi cho lương vẫn tăng là điều… phản cảm.

Liệu lợi nhuận của DNNN hiện nay đã được tính đúng, tính đủ để thấy rõ được hiệu quả đầu tư đó ra sao hay chưa là một dấu hỏi. Trong câu chuyện này, chúng ta cần đặt câu hỏi, quy định về lương của khối DN này như thế nào? Vì sao, báo cáo thì lỗ nhưng lương của cán bộ nhân viên thì vẫn cao? Và Bộ Tài chính, Bộ LĐ- TBXH là những nơi chịu trách nhiệm thực thi các quy định của pháp luậtcó trách nhiệm gì trong vấn đề này”?

Kỳ vọng minh bạch!

Nguyên tắc bất di bất dịch là lương phải gắn hiệu quả sản xuất. Không thể cào bằng theo kiểu vài chục triệu, trong khi hiệu quả DN rất khác nhau. Theo bà Trương Thị Mai- Chủ nhiệm ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội, không chỉ lương của chủ tịch mà với các chức danh chủ chốt của DN nên giao cho chủ sở hữu quyết định, có báo cáo hàng năm.

Còn theo các chuyên gia kinh tế, DN 100% vốn nhà nước cũng nên tổ chức như một Cty cổ phần, với cổ đông là Chính phủ. Tổng giám đốc có thể thuê chứ không cần bổ nhiệm, nhưng ban kiểm soát thì nên để Bộ Tài chính bổ nhiệm, từ các kế toán viên đăng ký hành nghề.

Bởi lẽ, theo vị chuyên gia này, cho đến nay, đâu đó chúng ta vẫn còn duy trì mô hình quản lý tập trung, tuyệt đối hoá vai trò của nhà nước trong quản lý tất cả cả các lĩnh vực, từ lĩnh vực lao động, tiền lương đến tuyển dụng, đào tạo đến mức lương, tổng quỹ lương… của DN.

Sự tuyệt đối hoá có tính quan liêu này đã phải trả giá không nhỏ là triệt tiêu tính chủ động, sáng tạo, tự chịu trách nhiệm của DN. Nhà nước trở thành chỗ dựa vững chắc cho các DN tồn tại, tiền lương do Ngân sách chi trả mang nặng tính bình quân, không gắn với năng suất, hiệu quả của từng nhân sự, từng DN.

Vì vậy, việc loại bỏ độc quyền trong mô hình xác định tiền lương của DNNN trong bối cảnh hiện nay được xem là giải pháp căn cơ nhất giúp minh bạch vấn đề lương kéo mức lương của khối DNNN lại gần hơn với khối tư nhân, nhằm để tiền lương phản ánh đúng hiệu quả sản xuất kinh doanh của DN.

Cùng với đó thì bản thân các DN tư nhân cũng cần phải xây dựng cho mình một tâm lý, phong cách làm việc hiện đại, nhìn xa trông rộng, phải chú trọng xây dựng đội ngũ nhân công, thay vì vắt kiệt sức của họ, có chế độ nghỉ ngơi, đãi ngộ, thưởng phạt hợp lý, phân công, phân nhiệm rõ ràng, khoa học; xây dựng và triển khai thực hiện một hệ thống qui phạm quản lý DN, bỏ tính cách “gia đình trị”, thiếu tính chuyên nghiệp, để tình cảm riêng tư xen vào công việc.

Theo Báo Diễn đàn Doanh nghiệp