1. Dòng sự kiện:
  2. Thực hành chữ "S" trong ESG

Bị đuổi việc, biết níu áo ai?

Công ty này hỗ trợ tuyển dụng lao động thử việc cho công ty kia. Bị cho nghỉ việc, người lao động không biết níu áo ai…

Bị đuổi việc, biết níu áo ai? - 1

Hôm nay (19/9), theo dự kiến TAND TP.HCM sẽ tuyên án phúc thẩm vụ ông Nguyễn Ngọc Khải (ngụ quận Gò Vấp, TP.HCM) kiện yêu cầu Công ty CP SX KD XNK Bình Thạnh (trụ sở tại quận Bình Thạnh, TP.HCM, gọi tắt là Công ty Bình Thạnh) phải bồi thường cho ông hơn 1,1 tỉ đồng do đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật.

Đáng chú ý, trước đó, xử sơ thẩm, TAND quận Bình Thạnh đã bác yêu cầu của ông Khải vì xác định giữa hai bên nguyên, bị không có quan hệ lao động.

Công ty này hỗ trợ tuyển dụng cho công ty kia?

Theo đơn khởi kiện của ông Khải, sau khi tham gia ba đợt phỏng vấn tuyển dụng do Công ty Bình Thạnh tổ chức, tháng 1-2013, ông nhận được thư mời thử việc qua hộp thư điện tử của công ty này. Trong nội dung thư điện tử, Công ty Bình Thạnh mời ông làm việc với vị trí giám đốc sản xuất, thời gian thử việc là hai tháng, mức lương 20 triệu đồng/tháng, nơi làm việc là Công ty TNHH May mặc Thạnh Mỹ (trụ sở tại huyện Tân Thành, Bà Rịa-Vũng Tàu, gọi tắt là Công ty Thạnh Mỹ).

Hết thời hạn thử việc nói trên, hai bên không thỏa thuận gì thêm nên ông Khải vẫn tiếp tục làm việc tại Công ty Thạnh Mỹ. Được thêm 10 ngày, phía Công ty Thạnh Mỹ bất ngờ thông báo cho ông nghỉ việc mà không đưa ra lý do gì. Sau khi nhờ Phòng LĐ-TB&XH huyện Tân Thành giải quyết mà không có kết quả, ông Khải đã khởi kiện ra TAND quận Bình Thạnh yêu cầu Công ty Bình Thạnh (nơi mời ông thử việc) phải bồi thường cho ông hơn 1,1 tỉ đồng do đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái luật.

Làm việc với tòa, phía Công ty Bình Thạnh xác nhận Công ty Thạnh Mỹ thuộc sở hữu của Công ty Bình Thạnh nhưng là doanh nghiệp có tư cách pháp nhân, độc lập trong việc sử dụng lao động. Phía Công ty Bình Thạnh cho rằng mình không có trách nhiệm tuyển dụng lao động cho Công ty Thạnh Mỹ, cũng không xác lập quan hệ lao động hay trả lương lao động thay Công ty Thạnh Mỹ.

Công ty Bình Thạnh chỉ hỗ trợ tuyển dụng, hỗ trợ xe đưa đón người lao động cho Công ty Thạnh Mỹ. Công ty Bình Thạnh không gửi thư mời làm việc, không phân công công việc, không trả lương cho ông Khải nên không đồng ý với yêu cầu của ông Khải.

Tham gia tố tụng với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, phía Công ty Thạnh Mỹ trình bày là thông qua Công ty Bình Thạnh, Công ty Thạnh Mỹ đã tuyển dụng một số nhân sự, trong đó có ông Khải. Hai bên thỏa thuận miệng là làm việc dưới ba tháng nên không ký hợp đồng lao động, cũng không đóng BHXH. Công ty Thạnh Mỹ cho ông Khải thôi việc là do hết thời hạn lao động thỏa thuận và công ty không có nhu cầu sử dụng lao động đối với ông Khải nữa.

Bị đuổi việc, biết níu áo ai? - 2

Làm việc với tòa, phía Công ty Bình Thạnh xác nhận Công ty Thạnh Mỹ thuộc sở hữu của Công ty Bình Thạnh nhưng là doanh nghiệp có tư cách pháp nhân, độc lập trong việc sử dụng lao động. Phía Công ty Bình Thạnh cho rằng mình không có trách nhiệm tuyển dụng lao động cho Công ty Thạnh Mỹ, cũng không xác lập quan hệ lao động hay trả lương lao động thay Công ty Thạnh Mỹ.

Công ty Bình Thạnh chỉ hỗ trợ tuyển dụng, hỗ trợ xe đưa đón người lao động cho Công ty Thạnh Mỹ. Công ty Bình Thạnh không gửi thư mời làm việc, không phân công công việc, không trả lương cho ông Khải nên không đồng ý với yêu cầu của ông Khải.

Tham gia tố tụng với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, phía Công ty Thạnh Mỹ trình bày là thông qua Công ty Bình Thạnh, Công ty Thạnh Mỹ đã tuyển dụng một số nhân sự, trong đó có ông Khải. Hai bên thỏa thuận miệng là làm việc dưới ba tháng nên không ký hợp đồng lao động, cũng không đóng BHXH. Công ty Thạnh Mỹ cho ông Khải thôi việc là do hết thời hạn lao động thỏa thuận và công ty không có nhu cầu sử dụng lao động đối với ông Khải nữa.

Tòa sơ thẩm: Bị đơn không phải chịu trách nhiệm

Xử sơ thẩm hồi tháng 5-2017, TAND quận Bình Thạnh đã bác toàn bộ yêu cầu của ông Khải. Theo tòa, ông Khải xác định Công ty Bình Thạnh là người sử dụng lao động, phát hành thư mời thử việc cho ông và phân công ông làm việc tại Công ty Thạnh Mỹ. Trong khi đó, Công ty Bình Thạnh không thừa nhận mà cho rằng chỉ hỗ trợ Công ty Thạnh Mỹ, không can thiệp vào việc giao kết và thực hiện quan hệ lao động giữa ông Khải với Công ty Thạnh Mỹ.

Phía ông Khải cung cấp văn bản có tiêu đề là thư mời thử việc, không có ký tên, đóng dấu làm cơ sở để khởi kiện, trong khi Công ty Bình Thạnh khẳng định không phát hành thư mời làm việc cho ông Khải. Tòa cho rằng theo khoản 3 Điều 95 BLTTDS thì không có căn cứ để xác định Công ty Bình Thạnh đã phát hành thư mời thử việc cho ông Khải. Hơn nữa, tại mục ký tên người phát hành thư mời đề tổng giám đốc TNHG nhưng tại thời điểm này, ông G. lại là người đại diện hợp pháp của Công ty Thạnh Mỹ.

Lời khai của các đương sự cho thấy bên trả lương và thông báo cho ông Khải nghỉ việc là Công ty Thạnh Mỹ. Đơn khiếu nại của ông Khải gửi Phòng LĐ-TB&XH huyện Tân Thành (Bà Rịa-Vũng Tàu) cũng xác định người gửi thư mời làm việc là tổng giám đốc Công ty Thạnh Mỹ và yêu cầu Công ty Thạnh Mỹ thực hiện các chế độ cho ông theo quy định.

Cạnh đó, Công ty Thạnh Mỹ mặc dù thuộc sở hữu của Công ty Bình Thạnh nhưng là doanh nghiệp có tư cách pháp nhân.

Từ những nhận định trên, tòa xác định ông Khải và Công ty Bình Thạnh không có quan hệ lao động nên yêu cầu của ông Khải là không có cơ sở chấp nhận.

Tòa phúc thẩm nghị án kéo dài

Không đồng ý với bản án sơ thẩm, ông Khải kháng cáo.

Tại phiên tòa phúc thẩm mới đây của TAND TP.HCM, HĐXX đã cố gắng động viên hai bên hòa giải vì ông Khải đã lớn tuổi, sức khỏe yếu.

Ông Khải than thở: “Tôi theo đuổi vụ kiện này đã hơn bốn năm rồi, giờ rất mệt mỏi và chán nản. Từ khi bị nghỉ việc đến nay tôi không tìm được việc mới, giờ lại lớn tuổi rồi…”. Ông yêu cầu phía Công ty Bình Thạnh bồi thường cho ông 500 triệu đồng.

Trong khi đó, đại diện Công ty Bình Thạnh trình bày là ông Khải chỉ làm việc 10 ngày trong tháng cuối cùng nhưng Công ty Thạnh Mỹ vẫn có thiện chí trả lương cả tháng cho ông. Do hai bên có thỏa thuận thời hạn lao động, phía công ty không sai nên không đồng ý bồi thường. “Bị đơn luôn có mặt trong tất cả buổi làm việc của tòa án, chứng tỏ bị đơn rất thiện chí và có trách nhiệm trong việc giải quyết vụ án. Bị đơn cũng mong muốn hòa giải nhưng 500 triệu đồng là quá cao, không thể đáp ứng” - đại diện Công ty Bình Thạnh nói.

Cuối cùng, hai bên không hòa giải được nên HĐXX tiếp tục xét xử và quyết định nghị án kéo dài, ngày 19-9 sẽ tuyên án như đã nói.

Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin về kết quả xét xử phúc thẩm.

Đại diện VKS đề nghị bác đơn kiện

Phát biểu quan điểm tại phiên tòa phúc thẩm, đại diện VKSND TP.HCM nhận định chính Công ty Bình Thạnh đã tuyển dụng ông Khải vào làm việc, hết hạn thử việc hợp đồng chuyển thành chính thức. Căn cứ vào hồ sơ tài liệu của vụ án, có cơ sở xác định Công ty Bình Thạnh đã gửi thư mời ông Khải làm việc. Tuy nhiên, ông Khải không chứng minh được Công ty Bình Thạnh đã cho ông nghỉ việc. Lẽ ra khi Công ty Thạnh Mỹ cho ông Khải nghỉ việc, ông phải quay lại gặp Công ty Bình Thạnh để bàn bạc là công ty này sẽ phân công ông công việc khác hay chấm dứt lao động. Từ đó, đại diện VKS đã đề nghị HĐXX bác yêu cầu của ông Khải.

Theo PLO.VN