BHXH VN: Giải đáp thắc mắc về chính sách bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội

(Dân trí) - Sáng ngày 3/3, tại Hà Nội, Bảo hiểm xã hội VN đã tổ chức Buổi giao lưu giải đáp chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. Nhiều thắc mắc đã được các chuyên gia chia sẻ, đồng thời bổ sung về thông tin mới. Việc làm xin trích đăng một số câu hỏi - đáp.


Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Trần Đình Liệu tặng hoa cảm ơn khách mời tham gia giao lưu với độc giả. (Ảnh: Nguyễn Kiên)

Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Trần Đình Liệu tặng hoa cảm ơn khách mời tham gia giao lưu với độc giả. (Ảnh: Nguyễn Kiên)

Doanh nghiệp chi trả kinh phí cho người lao động ốm ra sao?

Bạn Nguyễn Xin cho tôi hỏi doanh nghiệp chi trả tiền bảo hiểm cho công nhân bị ốm bằng cách nào là đúng?

BHXH Việt Nam trả lời:

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 18 Luật BHXH năm 2014 thì NLĐ có quyền nhận trợ cấp BHXH theo một trong các hình thức sau:

- Trực tiếp từ cơ quan BHXH hoặc tổ chức dịch vụ được cơ quan BHXH ủy quyền.

- Thông qua tài khoản tiền gửi của NLĐ mở tại ngân hàng.

- Thông qua người sử dụng lao động.

Trường hợp Bạn chọn nhận trợ cấp thông qua người sử dụng lao động thì người sử dụng lao động có thể chi trả tiền trợ cấp cho Bạn bằng tiền mặt hoặc thông qua tài khoản ATM.

Việc chuyển địa điểm khám BHYT hộ nghèo ra sao?

Nhà em thuộc hộ nghèo nên ba mẹ được cấp BHYT hộ nghèo, giờ ba mẹ em đang bệnh nặng nên muốn vào HCM khám. Vậy nếu khám có được giảm tiền BHYT không? Nhà em ở Quảng Ngãi và đăng ký KCB tại Quảng Ngãi nên nếu vào HCM khám thì có được giảm tiền không? (nguyenhuyen.hlu95@gmail.com )

BHXH Việt Nam trả lời:

Quỹ bảo hiểm y tế thanh toán 100% chi phí trong phạm vi và mức hưởng quy định trên thẻ bảo hiểm y tế của người tham gia trong các trường hợp sau:

- Khi đi khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế tại các bệnh viện tuyến huyện trên toàn quốc

- Khám, chữa bệnh tại cơ sở cùng tuyến chuyên môn kỹ thuật hoặc tương đương với cơ sở khám, chữa bệnh ban đầu ghi trên thẻ đối với các trường hợp có đăng ký tạm trú.

Trường hợp bố mẹ của Bạn tự đến khám, chữa bệnh BHYT tại các bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến Trung ương trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (không trong tình trạng cấp cứu) thì quỹ bảo hiểm y tế chỉ thanh toán trong phạm vi và mức hưởng quy định trên thẻ BHYT như sau: 60% chi phí điều trị nội trú tại cơ sở khám, chữa bệnh tuyến tỉnh và 40% chi phí điều trị nội trú tại cơ sở khám, chữa bệnh tuyến Trung ương.

DN trả lương thấp hơn lương tối thiểu vùng, có đúng không?

Bạn đọc từ mail huele2011@gmail.com hỏi: Tôi là nhân viên hợp đồng trong đơn vị hành chính sự nghiệp thuộc vùng 4 , đơn vị trả lương cho tôi là 2.000.000đ. Cơ quan BHXH yêu cầu mức lương đóng BHXH của tôi phải đóng cao hơn hoặc bằng mức lương tối thiểu vùng 4 và có qua đào tạo là 2.760.600đ có đúng hay không? Và đơn vị trả lương cho tôi như vậy có đúng theo quy định hay không?

BHXH Việt Nam trả lời:

Căn cứ Khoản 3 Điều 7 Nghị định số 49/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013 quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ Luật Lao động về tiền lương; Khoản 2 Điều 17 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP ngày 11/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc; Khoản 1 Điều 21 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12/1/2015 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ Luật Lao động, tiền lương làm căn cứ đóng BHXH đối với người lao động theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định là mức lương, phụ cấp lương ghi trong hợp đồng lao động, không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng; mức lương thấp nhất của công việc hoặc chức danh đòi hỏi lao động qua đào tạo học nghề phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định.

Đề nghị ông/bà đối chiều quy định nêu trên để thực hiện.

- Giấy xác nhận chưa hưởng trợ cấp theo các quyết định Quyết định số 47/2002/QĐ-TTg, Quyết định số 92/2005/QĐ-TTg, Quyết định số 142/2008/QĐ-TTg, Quyết định số 38/2010/QĐ-TTg, Quyết định số 53/2010/QĐ-TTg, Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg;

- Quyết định về việc thu hồi Quyết định hưởng chế độ và số tiền trợ cấp một lần theo Quyết định số 142/2008/QĐ-TTg và Quyết định số 38/2010/QĐ-TTg (nếu có).

Cách tính BHXH cho doanh nghiệp gần 8.000 lao động

Bạn đọc từ email tho.lt@mxp.com.vn hỏi:Tôi làm nhân viên BHXH cho một công ty ngành may có gần 8.000 lao động đang tham gia BHXH, số lao động nữ chiếm 80% tôi xin chương trình tư vấn:

1. Thời hạn giải quyết hưởng chế độ ốm đau thai sản theo điều 102 Luật BHXH là ngày làm việc hay ngày theo lịch (doanh nghiệp nghỉ ngày chủ nhật).

2. Người lao động đang tham gia BHXH bị ốm, con ốm nhập viện khi xuất viện bác sỹ cho nghỉ thêm từ ngày đến ngày ở phần lời dặn của thầy thuốc (số ngày nghỉ theo quy định từng cấp bệnh viện, mẫu giấy ra viện theo mẫu đang thực hiện). Người lao động có được thanh toán chế độ ốm theo quy định không?

3. Bộ Lao động đang khảo sát để tăng tuổi nghỉ hưu theo tôi tăng tuổi nghỉ hưu nên phân chia theo ngành, nghề, khu vực người lao động làm việc ? Ngành có điều kiện lao động loại IV, V tăng tuổi có phù hợp không? Đề nghị bộ nghiên cứu kỹ vấn đề này.

BHXH Việt Nam trả lời:

1. Điều 102 Luật BHXH năm 2014 quy định trách nhiệm, thời hạn nộp hồ sơ và giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản đối với người lao động, người sử dụng lao động và cơ quan BHXH. Thời hạn là 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định từ người sử dụng lao động.

Như vậy, trong thời hạn 10 ngày (bao gồm cả ngày thứ Bảy và ngày Chủ Nhật hàng tuần) cơ quan BHXH phải: Tổ chức tiếp nhận và thẩm định hồ sơ đến việc chi trả tiền trợ cấp ốm đau, thai sản đối với người lao động.

2. Khoản 2 Điều 25 Luật BHXH quy định điều kiện hưởng chế độ ốm đau khi có con ốm đau là: Phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 07 tuổi bị ốm đau và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền. Trường hợp trong Giấy ra viện bác sỹ cho nghỉ thêm để điều trị ngoại trú thì thời gian nghỉ thêm này được thanh toán theo quy định tại Khoản 2 Điều 25 Thông tư số 14/2016/TT-BYT ngày 12/5/2016 của Bộ Y tế hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật BHXH thuộc lĩnh vực y tế.

3. Về đề xuất của Bạn đối với trong việc điều chỉnh tuổi nghỉ hưu, BHXH Việt Nam tiếp thu và chuyển nội dung này đến Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội để nghiên cứu.

Hoàn lại tiền viện phí khi đã tham gia BHXH ra sao?

Tôi tham gia bảo hiểm 36 năm, trên thẻ BHYT có ghi thời điểm tham gia đủ 5 năm liên tục. Năm 2015, tôi bị ốm nhập viện tuy nhiên do không biết chính sách cho người có thời gian tham gia đủ 5 năm liên tục và có chi phí đồng chi trả trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở nên không làm thủ tục để được cấp Giấy chứng nhận không cùng chi trả. Khi ra viện tôi phải thanh toán hết 30 triệu đồng. Những chứng từ tôi nộp tiền hiện nay vẫn lưu giữ đầy đủ.

Vậy tôi có thể đem đến cơ quan BHXH để được hoàn lại số tiền viện phí đã chi trả không? (ngocchau711992@gmail.com)

BHXH Việt Nam trả lời:

Ngày 11/1/2017, cơ quan BHXH Việt Nam đã có Công văn số 169/BHXH-CSYT hướng dẫn BHXH các tỉnh, thành phố thanh toán chi phí cùng chi trả vượt quá 6 tháng lương cơ sở năm 2015 đối với người tham gia BHYT đủ 5 năm liên tục.

Theo đó, tính từ thời điểm tham gia BHYT đủ 5 năm liên tục trở đi, ông đã đồng chi trả chi phí KCB trong năm 2015 vượt quá 06 tháng lương cơ sở (1.150.000 đồng x 06 tháng = 6.900.000 đồng) thì cơ quan BHXH sẽ thanh toán trực tiếp cho ông số tiền là: 30.000.000 đồng - 6.900.000 đồng = 23.100.000 đồng.

Đề nghị ông liên hệ với cơ quan BHXH nơi phát hành thẻ để được hướng dẫn thủ tục.

Chồng có được hưởng trợ cấp 1 lần khi vợ sinh con

Bạn đọc từ địa chỉ email phakimpha@yahoo.com.vn hỏi: Trường hợp lao động nam hưởng trợ cấp 1 lần khi vợ sinh, theo quy định tại thời điểm vợ sinh chỉ có cha tham gia BHXH thì cha được hưởng trợ cấp 1 lần khi vợ sinh.

Vậy nếu tại thời điểm vợ sinh, vợ đã nghỉ việc hẳn tại đơn vị sử dụng lao động (đã cắt giảm hẳn BHXH) nhưng người vợ vẫn được quyền hưởng chế độ thai sản tự nộp (đóng đủ 6 tháng trong vòng 12 tháng trước sinh) thì chồng có được hưởng trợ cấp 1 lần khi vợ sinh không?

BHXH Việt Nam trả lời:

Điều 38 Luật BHXH năm 2014; Điểm a Khoản 2 Điều 9 Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2015 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHXH về BHXH băt buộc và Tiết c Điểm 2 Công văn số 3432/LĐTBXH-BHXH ngày 08/9/2016 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội theo Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định: Trường hợp sinh con nhưng chỉ có cha tham gia BHXH, người mẹ không tham gia BHXH hoặc có tham gia BHXH nhưng không đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản thì cha được hưởng trợ cấp một lần bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh cho mỗi con; cha phải đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong vòng 12 tháng trước khi vợ sinh con.

Trường hợp người mẹ đã thôi việc nhưng vẫn đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản khi sinh con thì cha không được hưởng trợ cấp một lần khi vợ sinh con.

Thủ tục xác nhận 5 năm đã đóng BHYT ra sao?

Bạn đọc từ email habt@panservices.vn hỏi: Tôi hiện đang làm việc tại Công ty TNHH Liên Thái Bình, công ty tôi có trường hợp nhân viên đã đóng BHYT 05 năm liên tục nhưng ở các công ty khác nhau. Nhân viên đã đóng ở công ty tôi được 3 năm, đóng ở công ty cũ được 6 năm trong đó có 5 năm đóng BHYT liên tục nhưng khi phát hành thẻ BHYT ở công ty tôi thì chỉ có 03 năm. Vậy, tôi xin hỏi thủ tục để xác nhận thời gian đóng BHYT 5 năm cho nhân viên này. Cảm ơn!

BHXH Việt Nam trả lời:

Về việc in thẻ có thời điểm 5 năm liên tục ghi trên thẻ BHYT: BHXH Việt Nam đã ban hành Công văn số 3222/BHXH-ST ngày 24/08/2016 về việc in thẻ BHYT có thời điểm 05 năm liên tục; tiếp theo ngày 21/11/2016 BHXH Việt Nam tiếp tục có Công văn số 4656/BHXH-CNTT về việc rà soát cấp thẻ BHYT năm 2017

Trường hợp của bạn khi nhận thẻ BHYT xác định thời điểm đủ 5 năm liên tục chưa đúng thì đề nghị bạn liên hệ với cơ quan Bảo hiểm xã hội nơi cấp thẻ BHYT để được hướng dẫn và đổi thẻ theo quy định.

Cộng dồn thời gian tham gia BHYT ra sao?

Bạn đọc từ email tranminhxuan64@yahoo.com.vn hỏi: Tên tôi là Trần Minh Xuân, sinh năm 1958, ngụ tại số 125, đường 2 tháng 9, khóm 3, Thị trấn Châu Thành, huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh.

Trước đây tôi đã công tác qua vài cơ quan nhà nước, có BHYT nhưng từ năm 2011 tôi về làm cán bộ không chuyên trách của Thị trấn Châu Thành, Trà Vinh và cũng được cấp thẻ BHYT.

Vào tháng 6/2016 tôi có đến BHXH huyện Châu Thành nhờ đổi mã thẻ BHYT từ XK qua KC vì tôi có Quyết định 62/2011-CP. Đầu năm 2017 tôi tiếp tục được cấp thẻ BHYT vẫn với mã thẻ KC nhưng trên thẻ ghi “Thời điểm đủ 5 năm liên tục: từ ngày 01/06/2021”.

Như vậy, thời gian tham gia BHYT trước đây của tôi không được tính cộng dồn phải không? Xin trân trọng cám ơn.

BHXH Việt Nam trả lời:

Về việc in thẻ có thời điểm 5 năm liên tục ghi trên thẻ BHYT: BHXH Việt Nam đã ban hành Công văn số 3222/BHXH-ST ngày 24/08/2016 về việc in thẻ BHYT có thời điểm 05 năm liên tục; tiếp theo ngày 21/11/2016 BHXH Việt Nam tiếp tục có Công văn số 4656/BHXH-CNTT về việc rà soát cấp thẻ BHYT năm 2017

Trường hợp của bạn khi nhận thẻ BHYT xác định thời điểm đủ 5 năm liên tục chưa đúng thì đề nghị bạn liên hệ với cơ quan Bảo hiểm xã hội nơi cấp thẻ BHYT để được hướng dẫn và đổi thẻ theo quy định.

Hoàng Mạnh lược ghi

Tin liên quan:

Cảnh báo tình trạng doanh nghiệp chia nhỏ lương nhằm tránh đóng BHXH

Đây là ý kiến của đại diện Sở LĐ-TB&XH tại Hội nghị về tình hình thực hiện Bộ luật Lao động tại TP HCM vừa được tổ chức giữa tháng 3.

Theo đó, một số doanh nghiệp đã lợi dụng tình trạng các văn bản dưới luật ban hành chậm so với nhu cầu áp dụng pháp luật lao động của doanh nghiệp và người lao động. Thậm chí một số văn bản hướng dẫn không đúng với quy định của Bộ luật Lao động, gây khó khăn cho quá trình thực hiện. Đơn cử như vấn đề tiền lương trong Bộ luật Lao động khi áp dụng thực tế còn nhiều hạn chế. Nhiều doanh nghiệp đã tách tiền lương thành nhiều khoản như mức lương, phụ cấp, trợ cấp, các khoản bổ sung khác để trốn đóng BHXH. Thậm chí, có doanh nghiệp đưa ra quy định khá phức tạp về tiêu chuẩn nâng lương, điều kiện hưởng trợ cấp, phụ cấp, tiền thưởng và cách thưởng qua đó gây khó cho người lao động theo dõi và giám sát thực hiện. Theo Sở LĐ-TB&XH TP.HCM, trong năm 2016, hơn 17.000 doanh nghiệp đã báo cáo về thang, bảng lương.

V.L

Phải báo cáo tình trạng thất nghiệp

Bạn Nguyễn Văn Tố (Bắc Ninh) hỏi: Người nhà tôi đang hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp. Hàng tháng, người nhà tôi vẫn báo tình trạng việc làm với nơi nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp. Tuy nhiên, tôi nghe nói có trường hợp không phải báo cáo tình trạng việc làm khi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp. Điều này có đúng hay không, kính đề nghị quý cơ quan giải đáp?

Trả lời:

Theo quy định tại Khoản 2, Điều 10 Thông tư số 28/2015/TT-BLĐTBXH ngày 31/7/2015 Hướng dẫn thực hiện Điều 52 của Luật Việc làm và một số điều của Nghị định số 28/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 3 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Việc làm về bảo hiểm thất nghiệp thì người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp không phải thực hiện thông báo hằng tháng về việc tìm kiếm việc làm nếu thời gian thông báo về việc tìm kiếm việc làm nằm trong khoảng thời gian mà người lao động thuộc một trong các trường hợp sau: Nam từ đủ 60 tuổi trở lên, nữ từ đủ 55 tuổi trở lên; người lao động được xác định thuộc danh mục bệnh phải điều trị dài ngày có giấy xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền; nghỉ hưởng chế độ thai sản có xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền. Riêng đối với trường hợp nam giới có vợ chết sau khi sinh con mà phải trực tiếp nuôi dưỡng con thì giấy tờ xác nhận là giấy khai sinh của con và giấy chứng tử của mẹ; đang tham gia khóa học nghề theo quyết định của Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội và có xác nhận của cơ sở dạy nghề; thực hiện hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 03 tháng.

Như vậy, người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp không phải thực hiện thông báo hằng tháng về việc tìm kiếm việc làm nếu thời gian thông báo về việc tìm kiếm việc làm nằm trong khoảng thời gian mà người lao động thuộc một trong các trường hợp nêu trên.

A.D

Xử lý việc doanh nghiệp trốn đóng bảo hiểm thất nghiệp?

Ông Nguyễn Xuân Tuấn ở Hưng Yên hỏi: Trong quá trình làm việc, doanh nghiệp đã trừ 1 phần lương của người lao động nhưng không đóng bảo hiểm thất nghiệp. Nếu người lao động thất nghiệp và không được hưởng chế độ thất nghiệp thì có quyền khiếu kiện doanh nghiệp không?

Trả lời:

Theo quy định tại Khoản 4, Khoản 5 Điều 29 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP ngày 12/3/2015 của Chính Phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Việc làm về bảo hiểm thất nghiệp thì người lao động có quyền yêu cầu người sử dụng lao động cung cấp thông tin về việc đóng bảo hiểm thất nghiệp; khiếu nại, tố cáo về bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật. Theo quy định tại Khoản 3 Điều 35; Khoản 15 Điều 36 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP thì tổ chức bảo hiểm xã hội có quyền xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp hoặc kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật.

Theo quy định tại Khoản 3, Khoản 4, Khoản 6 Điều 37 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP nêu trên thì Sở Lao động – Thương binh và Xã hội có quyền theo dõi, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp; giải quyết khiếu nại, tố cáo về bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật; kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp.

Như vậy, khi phát hiện doanh nghiệp vi phạm quy định về bảo hiểm thất nghiệp thì người lao động có quyền khiếu nại, tố cáo doanh nghiệp đó với các cơ quan có thẩm quyền theo các quy định nêu trên để giải quyết. Trình tự, thủ tục khiếu nại tố cáo theo quy định tại Luật khiếu nại, Luật tố cáo và các văn bản hướng dẫn.

P.A