Bảng lương và phụ cấp của cán bộ, công chức loại C

Bảng lương và phụ cấp của cán bộ, công chức loại C năm nay được tính thế nào khi chưa tăng lương cơ sở do ảnh hưởng của dịch COVID-19. Vậy hiểu thế nào về công chức loại C và bảng lương được tính ra sao?

Bảng lương và phụ cấp của cán bộ, công chức loại C năm nay được tính thế nào khi chưa tăng lương cơ sở do ảnh hưởng của dịch COVID-19. Vậy hiểu thế nào về công chức loại C và bảng lương được tính ra sao?

Công chức loại C bao gồm những ngạch công chức C1, C2, C3.

Theo đó, nhóm C1 gồm: thủ quỹ kho bạc, ngân hàng; kiểm ngân viên; nhân viên hải quan; kiểm lâm viên sơ cấp; thủ kho bảo quản nhóm I; khủ kho bảo quản nhóm II; bảo vệ, tuần tra canh gác; nhân viên bảo vệ kho dự trữ.

Ngạch công chức C2 gồm: thủ quỹ cơ quan, đơn vị; nhân viên thuế.

Ngạch công chức C3 gồm: ngạch kế toán viên sơ cấp.

Bảng lương và phụ cấp của cán bộ, công chức loại C - 1
Bảng lương công chức nhóm C1
Bảng lương và phụ cấp của cán bộ, công chức loại C - 2
Công chức nhóm C2, C3

Mức lương cơ sở của công chức, viên chức vẫn được giữ nguyên là 1,49 triệu đồng/tháng theo Nghị định 72/2018/NĐ-CP quy định mức lương cơ sở với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang.

Kéo theo đó, lương và phụ cấp của công chức, viên chức cũng sẽ không có gì thay đổi mà vẫn giữ nguyên như hiện nay. Cụ thể:

Lương công chức dao động từ 2,0115 - 14,9 triệu đồng/tháng (nếu tăng lương cơ sở lên 1,6 triệu đồng/tháng thì sẽ dao động từ 2,16 - 16,0 triệu đồng/tháng);

Lương viên chức dao động từ 2,235 - 11,92 triệu đồng/tháng (nếu tăng lương cơ sở lên 1,6 triệu đồng/tháng thì sẽ dao động từ 2,4 - 12,8 triệu đồng/tháng).

Lưu ý, hệ số lương của các ngạch công chức loại C (gồm C1, C2 và C3) đã tính yếu tố điều kiện lao động cao hơn bình thường; đối với cán bộ, công chức loại C không quy định thời gian tối thiểu làm việc trong ngạch.

Theo Minh Phương

Lao động