Trắc nghiệm:
Bạn có yêu công việc hiện tại?
(Dân trí) - Tại sao có người cả đời chỉ làm một công việc với một lòng nhiệt tình không đổi, lại có người nay việc này mai việc kia? Lý do nằm ở sự khác biệt trong tình yêu đối với công việc. Thử làm trắc nghiệm xem bạn có yêu công việc của mình không?
a. Nếu không làm việc, tôi thấy mình trống rỗng và cuộc sống thiếu ý nghĩa.
b. Tôi làm việc để trả các hoá đơn.
c. Công việc hoàn thiện cuộc sống của tôi, tôi cảm thấy thoả mãn và vui vẻ từ công việc, đó cũng là cảm giác về cuộc sống hiện tại.
d. Tôi đã làm nhiều công việc khác nhau, nhưng vẫn chưa thấy đâu là đam mê thực sự.
2. Nếu bạn mất việc vào ngày mai, bạn sẽ làm gì?
a. Tôi không còn lý do để dậy sớm vào mỗi buổi sáng.
b. Tôi thấy vui vì đã chán công việc đó.
c. Trước tiên, tôi thấy hơi thất vọng. Sau đó, tôi sẽ nâng cao kỹ năng, rà soát lại các mối quan hệ và tìm một công việc mới.
d. Tôi sẽ buồn một tý, sau đó nhanh chóng tìm một công việc thú vị hơn.
3. Bạn miêu ta kế hoạch nghề nghiệp của bạn như thế nào?
a. Rất rắn chắc. Tôi không để điều gì ảnh hưởng đến con đường sự nghiệp của mình.
b. Tôi không có kế hoạch gì. Có việc làm là được rồi.
c. Kế hoạch việc làm của tôi giống như một bức tranh chưa hoàn thành, nhưng đã có những nét phác thảo rõ nét. Tôi biết nơi tôi thích đến là đâu.
d. Kế hoạc là để “phục vụ” cho tự do của tôi. Tôi thích gì làm nấy, không theo một con đường định sẵn.
4. Thái độ của bạn là gì khi làm việc thêm giờ?
a. Tôi quá thiết tha với việc mình làm đến nỗi tôi quên mất thời gian.
b. Tôi chỉ làm thêm khi sếp yêu cầu.
c. Tôi chấp nhận nó như một phần không thể tránh khỏi của công việc.
d. Nếu tôi phải làm thêm giờ nhiều quá, tôi nhanh chóng tìm một công việc mới.
5. Câu nào dưới đây mô tả chính xác mối quan hệ của bạn và trưởng phòng?
a. Tôi thích vị trí đó. Sau đó là vị trí sếp của cô ấy.
b. Tôi tránh xa công việc của quản lý.
c. Trưởng phòng là một người dẫn đường giỏi, một nhà quản lý tài năng.
d. Tôi không quá thân thiết với sếp, đơn giản tôi luôn nhảy việc.
6. Câu nào dưới đây mô tả chính xác mối quan hệ của bạn và đồng nghiệp?
a. Nếu họ có thể giúp tôi tiến xa hơn, tôi sẽ thiết lập một mối quan hệ chuyên nghiệp.
b. Tôi không thể nào chịu đựng được họ, giễu cợt họ là sở thích của tôi.
c. Tôi thích làm việc cùng với mọi người.
d. Tôi không biết rõ họ lắm, những hình như họ có vẻ rất thân thiện.
7. Một đồng nghiệp đã hưởng lợi từ dự án mà bạn đóng góp là chủ yếu. Kết quả, anh ta được thăng chức chứ không phải bạn, làm cách nào bạn giải quyết tình huống này?
a. Tôi sẽ thảo luận với luật sư của mình về vấn đề này. Nhanh chóng gửi thư lên tổng giám đốc và tổ chức họp để nói lên sự uất ức của mình.
b. Tôi mặc kệ, dù sao tôi cũng không thích phải đảm nhận những trách nhiệm mới.
c. Tôi sẽ gặp riêng sếp và giải thích vai trò của mình trong dự án. Nếu anh ta vẫn được thăng chức, tôi sẽ tìm kiếm dự án mới và tiếp tục phấn đấu.
d. Tôi đang xem xét vấn đề nhảy việc, nên chuyện đó không có vấn đề gì.
8. Bạn mắc một sai lầm, một thành viên trong nhóm đã giúp bạn. Bạn sẽ phản ứng ra sao?
a. Tôi đề nghị một bữa tối thật sang trọng, và hi vọng anh ta sẽ không nói gì với sếp.
b. Tôi thường xuyên mắc lỗi, tôi đề cao đồng nghiệp khi họ giúp tôi.
c. Tôi cảm ơn anh ta, và đảm bảo chuyện này không xảy ra nữa.
d. Sai lầm là dấu hiệu tôi cần phải chuyển việc.
9. Bạn đang có một kỳ nghỉ phép dài dài, bạn không nhất thiết phải liên quan đến những công việc ở văn phòng. Tuy nhiên, trong khách sạn lại có Internet, bạn có thường xuyên liên lạc với văn phòng không?
a. Tôi hầu như trả lời hết thư điện tử, để đến khi về sẽ có ít việc để làm.
b. Không bao giờ.
c. Tôi kiểm tra hòm thư một hai lần để biết có chuyện gì quan trọng không.
d. Tôi sẽ viết thư cho sếp rằng tôi đã tìm được một công việc mới, không cần trông đợi ngày trở về của tôi.
10. Bạn đột nhiên bị điều động đến một chi nhánh của công ty ở một tỉnh rất xa, bạn sẽ làm gì?
a. Tôi chấp nhận vì nó cho tôi nhiều thời gian để làm việc.
b. Tôi nhận lời và nhanh chóng thu xếp hành lý.
c. Tôi sẽ nói chuyện với sếp liệu có cơ hội nào tại địa điểm mới. Nếu không, tôi sẽ lên kế hoạch tìm một công việc mới.
d. Tôi không thể chờ đợi thêm để bắt đầu sự nghiệp mới ở một thành phố mới.
Đáp án:
Nhiều a: Hãy cẩn thận, đây không phải là lựa chọn đúng đắn nhất trong bài trắc nghiệm này. Thực tế, nếu lựa chọn nhiều a cho thấy bạn có ảo tưởng không lành mạnh về công việc. Liệu có phải bạn đã mặc chứng nghiện việc? Bạn có xu hướng đặt công việc lên trên hết, trên cả những mối quan hệ và cuộc sống của bạn. Bạn có khả năng và niềm đam mê, bạn sẽ thành công hơn nữa nếu biết cân bằng cuộc sống và công việc. Chúc bạn may mắn!
Nhiều b: Bạn hoàn toàn trái ngược với nhóm trên. Bạn không có nhiệt huyết và tình yêu đối với công việc. Đã đến lúc bạn cần hoạch định những mục tiêu và cảm hứng làm việc. Việc bạn làm thực sự thích hợp với cuộc sống? Bạn có tài năng và thế mạnh gì? Suy nghĩ của bạn về một công việc hoàn hảo? Vấn đề lớn nhất của bạn là gì? Nếu bạn trả lời những câu hỏi trên một cách thành thật, bạn sẽ tìm ra công việc nào phù hợp với khả năng và sở thích của bạn.
Nhiều c: Xin chúc mừng. Đây chính là công việc mơ ước của bạn. Bạn có một niềm đam mê đối với công việc, nhưng vừa phải. Bạn biết cách cân bằng giữa cuộc sống riêng và công việc. Thực tế, bạn có một định hướng nghề nghiệp rõ ràng, ham học những kỹ năng mới, và thành công sẽ sớm đến với bạn.
Nhiều d: Bạn là người có tham vọng và đa tài, vấn đề chính của bạn là không thích sự ổn định. Không phải những người không có tài năng nên họ hay nhảy việc, đơn giản là vì họ luôn thích khám phá cái mới và rất chóng chán.
Vũ Vũ
Theo Careerbuilder