1. Dòng sự kiện:
  2. Tư vấn tài chính cá nhân
  3. VNDirect bị tấn công
  4. Lùm xùm nợ thẻ Eximbank 8,8 tỷ đồng

Xu hướng vật liệu bền vững và thách thức của người "làm nghề"

Trường Thịnh

(Dân trí) - Sản phẩm vật liệu mang tính bền vững được ưa chuộng bởi khả năng tiết kiệm nhiên liệu, công năng hữu dụng, đa dạng mẫu mã và tính thẩm mỹ cao...

Trước xu hướng này, đâu là thách thức lớn nhất mà các KTS, nhà thiết kế nội thất và cả doanh nghiệp sản xuất phải vượt qua?

Xu hướng vật liệu bền vững và thách thức của người làm nghề - 1

Xu hướng vật liệu mới đòi hỏi yêu cầu khắt khe cả về chất lượng và thẩm mỹ

Trong bối cảnh tỉ trọng đô thị hóa cao, lĩnh vực bất động sản phát triển mạnh mẽ với số lượng nhà ở, đặc biệt là loại hình căn hộ chung cư, văn phòng mọc lên với mật độ dày đặc, nhu cầu đối với các loại vật liệu tăng, kéo theo xu hướng về vật liệu sẽ buộc phải thay đổi.

Theo nhà thiết kế nội thất Lưu Việt Thắng - Founder Công ty Thiết kế Hexagon Design, Phó trưởng Khoa Trang trí Nội Ngoại thất - ĐH Mỹ thuật Công nghiệp, sự thay đổi này xuất phát từ hai nguyên nhân: "Thứ nhất, nguồn tài nguyên đang dần cạn kiệt, các vật liệu truyền thống không thể đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ của thị trường và người tiêu dùng. Do đó, ngày nay, nhiều quốc gia trên thế giới đã áp dụng và sáng tạo ra các loại vật liệu mới với giá trị ứng dụng tương đương, thay thế phần nào cho vật liệu truyền thống. Thứ 2, về thẩm mỹ. Con người hiện đại không dừng lại ở việc "dựng nhà, xây nhà như nơi che mưa, nắng" mà họ hướng đến những sản phẩm đẹp, và chất, đặc biệt là với khách hàng phân khúc cao cấp. Tuy nhiên, quan niệm về thẩm mỹ rất đa dạng và yêu cầu của khách hàng đôi khi phụ thuộc vào sở thích và gu cá nhân." Do đó, ngoài việc phát triển sản phẩm từ vật liệu sao cho đa dạng, thì việc các thương hiệu phát triển vật liệu chú trọng nghiên cứu thị hiếu khách hàng để đưa ra những sản phẩm sát với tiêu chí và life style của khách hàng theo từng phân khúc cũng rất quan trọng.

Xu hướng vật liệu bền vững và thách thức của người làm nghề - 2
Nhà thiết kế nội thất Lưu Việt Thắng - Founder Công ty Thiết kế Hexagon Design, Phó trưởng Khoa Trang trí Nội Ngoại thất - ĐH Mỹ thuật Công nghiệp

Với góc nhìn là một người ủng hộ sự phát triển bền vững, Nhà thiết kế Lưu Việt Thắng cho rằng xu hướng vật liệu bền vững có thể gây ra những thách thức cho đội ngũ KTS, nhà thiết kế nội thất. Tuy nhiên, hạn chế cũng chỉ mang tính thức thời và khi giải quyết được sẽ trở thành cơ hội: "Thứ nhất, về vấn đề giá thành. Nhiều sản phẩm nội thất được định vị bền vững thường giá thành sẽ cao hơn trong khi nhiều người tiêu dùng chưa sẵn sàng chi trả cho điều đó. Điều này sẽ gây khó khăn cho các KTS, nhà thiết kế trong việc thuyết phục khách hàng, làm sao để họ hiểu được cốt lõi của vấn đề và giúp họ nhận ra được những lợi ích của việc sử dụng sản phẩm đó.

Thứ hai, vấn đề nằm ở chính những người làm nghề. Là một nhà thiết kế, để tư vấn được khách hàng về một sản phẩm mới, một xu hướng mới, bạn phải thực sự hiểu được tính "bền vững - thân thiện" của sản phẩm hay vật liệu đó nằm ở đâu, để từ đó đề xuất được phương án thiết kế và ứng dụng phù hợp trong không gian.

Một vấn đề nữa là chính các doanh nghiệp sản xuất vật liệu cũng cần chú trọng việc "giao tiếp" chặt chẽ với KTS, nhà thiết kế, vừa tư vấn cho họ về sản phẩm nhưng ngược lại cũng cần lắng nghe phản hồi, đóng góp của các KTS, nhà thiết kế, để sản phẩm thực sự có tính ứng dụng cao. Có như vậy, thì dần dần, các vấn đề hạn chế, thách thức sẽ được cải thiện."

Xu hướng vật liệu bền vững và thách thức của người làm nghề - 3
Đá thạch anh Vicostone- vật liệu bề mặt được KTS, nhà thiết kế nội thất tin dùng

Việt Nam là một trong những quốc gia may mắn khi được thiên nhiên ưu đãi nguồn tài nguyên dồi dào. Cũng nhờ thế, ngành vật liệu - xây dựng cũng là một ngành rất tiềm năng trong nhiều năm qua. Nhưng đặc biệt, trong vài năm trở lại đây, thị trường này còn sôi động hơn khi có sự góp mặt của những thương hiệu mới, hoặc doanh nghiệp cũ nhưng có bước chuyển mình mạnh mẽ, để theo kịp các xu hướng của hiện đại, vươn tầm quốc tế, không chỉ ở quy mô sản xuất, mà còn là công nghệ hiện điện, thông minh, tạo ra sản phẩm từ vật liệu với chất lượng cao.

Founder Hexagon Design chia sẻ: "Tôi nghĩ thách thức trong kinh doanh thời nào cũng có, nhưng nếu sản phẩm thực sự có giá trị, thì điều đó không phải là vấn đề quá nghiêm trọng. Như sản phẩm đá thạch anh nhân tạo, dù tuổi đời còn trẻ nhưng đã được thị trường đón nhận rất nhiệt tình và ứng dụng vô cùng rộng rãi. Đặc biệt, nhiều doanh nghiệp sản xuất cũng từng bước đổi mới "style" và concept song song với chất lượng, độ bền, hay tính ứng dụng. Nhất là phân khúc sản phẩm cao cấp, các designer thiết kế sản phẩm đã biết phối hợp với đội ngũ chuyên gia, nhà thiết kế để cho ra đời những bộ sưu tập sản phẩm theo các chủ đề thú vị, tạo ra câu chuyện ý nghĩa, truyền cảm hứng, khiến cho khách hàng không chỉ bị chinh phục bởi chất lượng của sản phẩm đó, mà còn là những giá trị về cảm xúc. Như cách, mà Vicostone "thổi hồn vào đá" chẳng hạn."

Xu hướng vật liệu bền vững và thách thức của người làm nghề - 4

Công trình của Nhà thiết kế nội thất Lưu Việt Thắng sử dụng đá thạch anh Vicostone