Vụ tham nhũng tại Cty ALC II: 531 tỷ đồng bị “rút ruột” thế nào?

(Dân trí) - Lấy lý do giảm nợ xấu, có tiền chuyển cho các doanh nghiệp và tiêu xài cá nhân, Vũ Quốc Hảo - Nguyên thành viên HĐQT kiêm Tổng giám đốc, Chủ tịch Hội đồng cho thuê Công ty ACL II cùng đồng bọn đã rút ruột 531 tỷ đồng chỉ trong thời gian cực ngắn.

Công ty Cho thuê tài chính II , nơi xảy ra đại án tham nhũng 531 tỷ đồng
Công ty Cho thuê tài chính II , nơi xảy ra "đại án" tham nhũng 531 tỷ đồng

Giai đoạn trước, các ngân hàng đã "đẻ" ra hàng loạt công ty cho thuê tài chính để giải ngân ồ ạt những khoản tín dụng hàng nghìn tỷ đồng. Nhưng nhiều lỗ hổng trong cơ chế quản lý vốn biến một số công ty tài chính lâm vào cảnh gây nợ xấu khủng khiếp.

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:

 

Khi đó, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) cũng thành lập Công ty Cho thuê tài chính II (ACL II) là đơn vị doanh nghiệp nhà nước hạch toán độc lập được thành lập vào tháng 7/1998 và đưa vào hoạt động từ ngày 16/10/1998 với chức năng được triển khai nghiệp vụ, nhận tiền gửi có kỳ hạn từ 1 năm trở lên, vay bốn ngắn hạn, trung và dài hạn, phát hành trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi trên 1 năm, tiếp nhận các nguồn vốn khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, được vay của các tổ chức tài chính và tổ chức tín dụng…

Vốn là “sếp lớn” tại Công ty ALC II từ năm 2006 – 2009, ông Vũ Quốc Hảo đã có hành vi chỉ đạo, thực hiện cho thuê tài chính dưới hợp đồng giải ngân đầu tư tài sản cho thuê nhưng thực chất là cho vay trái quy định của Nhà nước về cho thuê tài chính. Trong giai đoạn 2008 - 2009, ông Hảo và cấp phó Nguyễn Văn Tài đã ký kết 10 hợp đồng cho thuê tài chính, mua bán tài sản với 4 công ty “sân sau” để giải ngân tổng số tiền hơn 795 tỷ đồng.

Đơn cử, năm 2008, ALC II đã cho các công ty con của bà Trần Thị Phương Liên thuê tài chính hơn 83,8 tỷ đồng để đầu tư tàu biển. Nhưng DN không trả được nợ. Để xử lý nợ xấu, ông Hảo đã chỉ đạo lập hồ sơ cho thuê bổ sung tài sản, lập khống hồ sơ sửa chữa tàu Thanh Hải 28 để rút tiền trả nợ cũ. Đến nay, ALC II vẫn chưa thu hồi được khoản nợ xấu này, hiện đã vọt lên hơn trăm tỷ đồng.

Tiếp đến Vũ Quốc Hảo đã móc nối với Lê Đoàn Tám - Giám đốc công ty TNHH đóng tàu Đại Dương và Lê Văn Phong - Tổng Giám đốc công ty cổ phần Hàm Rồng (tỉnh Đồng Nai), Khương Minh Hiệp (Giám đốc Công ty cổ phần Đại Phú Gia), Phạm Minh Tuấn (Giám đốc Công ty TNHH Xuân Việt) và một số cán bộ Công ty ALC II thực hiện nhiều hợp đồng thuê tài chính, hợp đồng mua bán tín dụng “khống” để chiếm đoạt nhiều tỷ đồng.

Ông Hảo từng khai nhận hành vi sai phạm của mình nhằm giải quyết nợ xấu!
Ông Hảo từng khai nhận hành vi sai phạm của mình nhằm giải quyết nợ xấu!

Chẳng hạn như vào năm 2009, khi mua rẻ được một tàu lặn cũ (tài sản thanh lý của hải quan) chỉ có giá 100 triệu đồng, ông Hảo đã chỉ đạo các thuộc cấp “hô biến” giá lên tới 130 tỷ đồng. Sau đó, lập hồ sơ cho thuê tài chính để rút tiền của ALC II chia chác, tiêu xài cá nhân.

Đa số những khoản tiền mà ALC II dưới thời ông Hảo “hào phóng” giải ngân đã biến thành nợ xấu, khó thu hồi. Có thể dễ nhận thấy những sai phạm nghiêm trọng xảy ra tại ALC II xuất phát từ chính lỗ hổng trong cơ chế quản lý vốn, cho vay của ngân hàng tại công ty cho thuê tài chính.  Dư luận cho rằng, dù những người trong “đại án” tham nhũng này sắp bị xử lý với những khung hình phạt cao nhất nhưng số tiền hàng trăm tỷ đồng nợ xấu, đã bị thất thoát, chiếm đoạt sẽ khó có thể thu hồi. Vậy trách nhiệm của những lãnh đạo thuộc Agribank thế nào?

Theo Viện KSND TPHCM, sai phạm xảy ra tại ALC II còn có trách nhiệm của lãnh đạo Ngân hàng Agribank. Cơ quan điều tra xác định: Ông Đỗ Tất Ngọc (nguyên Chủ tịch HĐQT Agribank), Nguyễn Hữu Lương (Trưởng ban Kiểm soát HĐQT Agribank) và ông Võ Hồng (nguyên Chủ tịch HĐQT Cty ALC II) có trách nhiệm liên quan đến sai phạm xảy ra tại Cty ALC II”. Những người này có dấu hiệu thiếu trách nhiệm trong quản lý kinh tế, không kiểm tra, giám sát các hoạt động của ALC II trong thời gian dài. Các vị lãnh đạo này không phát hiện, xử lý kịp thời những sai phạm nghiêm trọng xảy ra tại ALC II, dẫn đến gây thất thoát lớn tài sản nhà nước.

Ông Hảo từng khai nhận hành vi sai phạm của mình nhằm giải quyết nợ xấu!
Ngoài những người liên quan trực tiếp sắp bị tuyên phạt, cần xem xét trách nhiệm của những "sếp lớn" khác tại Ngân hàng Agribank

Đại diện Viện KSND TPHCM khẳng định, do vụ án có nhiều nội dung phải tách ra điều tra xử lý tiếp (tách riêng vụ án này), nên Cơ quan điều tra chưa kết luận về tất cả các sự việc có liên quan đến những “ông lớn” từng lãnh đạo Agribank. Hiện, Cơ quan điều tra tiếp tục xác minh, thu thập tài liệu để kết luận, xem xét xử lý theo quy định của pháp luật

Phúc Yên
 
VTV được giao vốn như doanh nghiệp Nhà nước