Vụ MH17: Tìm được thủ phạm, Malaysia Airlines có thoát phá sản?
(Dân trí) - Vụ MH17 được xem là giọt nước làn tràn ly trong bối cảnh Malaysia Airlines đang gặp muôn vàn khó khăn.
Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA: * Cục Hàng không Việt Nam: Càng giám sát, chậm và hủy chuyến bay càng tăng * Người dân bớt nhạy cảm với giá vàng * Hà Nội: Công an, quản lý thị trường "thăm" Starbucks ngay trước giờ khai trương |
Thủ phạm sẽ phải bồi thường toàn bộ?
Tuy nhiên, theo các nhà phân tích của Wall Street Journal thì Malaysia Airlines vẫn có thể chia sẻ gánh nặng này cho các bên khác cụ thể ở là thủ phạm bắn rơi máy bay và cơ quan điều phối hãng hàng không này gồm Malaysia và Hà Lan nếu các cơ quan này có lỗi trong điều phối MH17 đi vào vùng chiến sự bất chấp lệnh cấm không phận của Ucraina.
Nếu giả thiết thủ phạm là phe ly khai, thì vấn đề đấu tranh pháp lý để bồi thường cho các nạn nhân tử nạn trên chiếc máy bay MH17 xấu số chắc chắn sẽ rất khó bởi lực lượng này là chính quyền tự xưng, không chịu bất cứ sự ràng buộc pháp lý của quốc tế và cũng không có nền tảng tài chính để thanh toán. Còn nếu cáo buộc mới đây của Nga về trách nhiệm chiếc Su25 của Ucraina có liên quan đến tai nạn MH17 là đúng thì bồi thường cho các nạn nhân và hãng hàng không Malaysia sẽ thuộc về Ucraina. Đây cũng tương tự như trường hợp năm 1988 chiếc máy bay dân dụng của Iran chở 290 hành khác mang số hiệu Air 655 đã bị tên lửa của Mỹ bắn hạ. Kết quả là Chính phủ Mỹ phải bồi thường tổng cộng 61 triệu USD cho các nạn nhân.
Malaysia Airlines, khó sụp đổ?
Ba năm trở lại đây, Malaysia Airlines lâm vào làm ăn bết bát khi lỗ tổng cộng tới 4,13 tỷ ringgit (1,3 tỷ USD). Thêm nữa, năm 2014 dường như là vận đen không buông tha hãng hàng không này khi hai đại họa giáng xuống liên tiếp trong vòng 131 ngày, cướp đi sinh mạng của tổng cộng là 537 hành khách của hãng đã khiến thương hiệu hãng thụt giảm mạnh. Sau khi có thông tin chiếc máy bay MH17 gặp nạn, cổ phiếu của Malaysia Airlines đã tuột dốc 18% và năm 2014, cổ phiếu hãng này đã “bốc hơi” 37%.
Dù hai sự cố Mh370 và MH17 không phải do lỗi của hãng nhưng theo Wall Street Yournal thì khách hàng trung thành của MAS đang có tâm lý ái ngại và quay lưng lại với hãng hàng không này, tính đến thời điểm tháng 6/2014, tỷ lệ ghế trống trên máy bay của hãng này đạt 23%, tăng khoảng 16% so với năm ngoái.tính đến hết tháng 6, tỷ lệ trống trên máy bay của hãng này đã lên 23%, tăng so với 16% năm ngoái.
Vụ MH17 được xem là giọt nước làn tràn ly trong bối cảnh Malaysia Airlines đang gặp muôn vàn khó khăn cần tái cấu trúc. Trước đó, sau khi xảy ra vụ MH370, tháng 6/2014 trả lời trên Reuter, Azman Mokhtar, giám đốc quản lý của Quỹ Khazanah cho biết hãng đang nghiên cứu tất cả các lựa chọn để tái cấu trúc MAS sau sự cố MH370. Ông này nhấn mạnh rằng: bất kỳ kế hoạch cấu trúc nào cũng cần có sự chấp nhận của Chính phủ bởi MAS có vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế đất nước và chúng ta sẽ làm cẩn thận để số tiền nộp thuế của người dân thực sự có ích.
Đánh giá của Ngân hàng Maybank về giá trị thị trường của MAS, tháng 4/2014 hãng này có giá trị khoảng 4,15 tỷ ringgit nhưng sau thảm họa Mh17, ngày 18/7 giá trị MAS trên sàn chứng khoán chỉ còn lại 3,4 tỷ ringgit, (tương đương 1,05 tỷ USD).
Tuy nhiên, các nhà phân tích nhận định, Quỹ đầu tư Chính phủ Khazanah Nasional Bhd, đơn vị nắm giữ 69,4% cổ phần của hãng hàng không này sẽ không dễ gì cho MAS phá sản hoặc tư nhân hóa bởi lẽ đây là hãng hàng không có ảnh hưởng rất lớn đến phát triển quốc gia. Một sự kiện nói lên tính chất phức tạp của vấn đề chính là dù thua lỗ 3 năm qua nhưng công đoàn có vai trò quan trọng trong hãng hàng không này phản đối kịch liệt việc thay đổi ban lãnh đạo.
Bên cạnh đó, theo Reuter, Khazanah Nasional Bhd sẽ làm đủ mọi cách để tiếp tục nắm quyền tại MAS bởi Quỹ này hiện có tài chính đủ mạnh 29 tỷ USD (giá trị ròng năm 2012). Hiện đương kim thủ tướng Malaysia Najib Razak đang là Chủ tịch HĐQT của hãng và Khazanah có cổ phần ở 50 công ty lớn tại Malaysia.