1. Dòng sự kiện:
  2. Hàng giá rẻ Trung Quốc đổ bộ

TPHCM:

Vụ buôn lậu hàng hiệu Gucci: Truy tố hai cán bộ hải quan

(Dân trí) - Với hành vi “làm ngơ” cho các đối tượng buôn lậu hàng hiệu Gucci gây hậu quả nghiêm trọng, hai cán bộ hải hải quan thuộc Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn - khu vực 4 đã bị truy tố.

Viện KSND TP.HCM vừa hoàn tất cáo trạng, chuyển hồ sơ sang tòa án cùng cấp truy tố Nguyễn Văn Sáng (47 tuổi, ngụ quận 11) và Nguyễn Bửu Quí (52 tuổi, ngụ quận Gò Vấp), nhân viên hải quan thuộc Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn - khu vực 4 về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.

Liên quan đến vụ buôn lậu “khủng” này, Viện KSND TP.HCM cũng chuyển hồ sơ sang tòa án cùng cấp chuẩn bị đưa ra xét xử Lê Hồng Đức (39 tuổi, ngụ quận 1) về tội “Buôn lậu”.

Lô hàng hiệu buôn lậu bị lực lượng chức năng phát hiện
Lô hàng hiệu buôn lậu bị lực lượng chức năng phát hiện

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:
 
Theo cáo trạng, ngày 27/11/2012, Phòng CSĐT tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ (PC46) Công an TP HCM kiểm tra hành chính 4 xe tải đang vận chuyển hàng từ xe xuống kho hàng Milano đặt dưới tầng hầm khách sạn Sheraton (số 80 đường Đông Du, phường Bến Nghé, quận 1) để đưa lên cửa hàng Gucci - Milano tại TPHCM cùng địa chỉ kinh doanh tại khách sạn Sheraton do Trần Anh Tuấn (tên gọi khác là Tuấn Trần, 53 tuổi, quốc tịch Mỹ, đang bị truy nã quốc tế) làm chủ.

Kết quả định giá của Hội đồng định giá tài sản cho thấy, trị giá hai lô hàng nói trên là 17,3 tỷ đồng. Ngoài ra, qua kiểm tra hành chính tại 2 điểm kinh doanh ở khách sạn Sheraton, cơ quan chức năng còn phát hiện 1.978 sản phẩm hàng hiệu khác không có hóa đơn, chứng từ hợp lệ. Qua điều tra, xác định số hàng hóa này, Tuấn mua từ nước ngoài và mở L/C thanh toán bằng pháp nhân Công ty Gia Phát Thành sau đó nhập lậu về VN tiêu thụ tại 2 cửa hàng trên. Kết quả giám định số sản phẩm hàng hóa trên trị giá hơn 15,3 tỷ đồng. Tổng giá trị hàng phạm pháp trong vụ án này là trên 32,7 tỷ đồng.

Đến tháng 4/2013, PC46 đã bắt tạm giam Lê Hồng Đức (35 tuổi, ngụ quận 1) về tội “Buôn lậu”. Cụ thể, sau khi hàng hóa về đến Hong Kong, Tuấn chỉ đạo cho Đức thuê pháp nhân tại Việt Nam đứng ra nhập khẩu hàng hóa về Việt Nam, khai báo hàng hóa không nhãn hiệu, xuất xứ từ Trung Quốc để trốn thuế nhập khẩu và mang về tiêu thụ tại hai cửa hàng trên.

Với lô hàng bị bắt quả tang, Đức đã thuê pháp nhân Công ty TNHH Nam Đế làm thủ tục nhập khẩu số hàng hóa đó. Cùng thời điểm, Đức còn lấy pháp nhân Công ty TNHH Tôn Nguyễn nhập khẩu 3.372 sản phẩm quần áo, túi xách, mắt kính… có xuất xứ từ Ý, Ấn Độ, Hy Lạp… nhưng khai báo là hàng hóa có xuất xứ Trung Quốc. Đến giữa tháng 12/2012, Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn - khu vực 4 khám xét container hàng trên thì mới phát hiện vụ việc.

Tháng 8/2013, hai nhân viên hải quan KV4, ICD Phước Long là Nguyễn Bửu Quí và Nguyễn Văn Sáng bị khởi tố về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”. Đối với hai cán bộ hải quan trong vụ án này, cơ quan công tố xác định, cả hai đã thiếu trách nhiệm, thực hiện không đúng quy trình nghiệp vụ tạo điều kiện cho các đối tượng trên buôn lậu, gây thất thu thuế của Nhà nước trên 552 triệu đồng.

Cụ thể, Sáng và Quí được phân công kiểm tra lô hàng nhập khẩu của Công ty TNHH Nam Đế với tỷ lệ phê duyệt 10%, tuy nhiên, qua điều tra, Quí và Bửu thừa nhận chỉ kiểm tra bao bì thấy có chữ Hong Kong (China), sau đó đối chiếu với các chứng từ như hợp đồng, bill, invoice thấy cũng có ghi xuất xứ là China nên cả hai đã cho thông quan chứ không kiểm tra chi tiết hàng hóa cũng như nhãn hiệu theo quy định.

Trung Kiên
 
Hà Nội: Tận mục bến xe khách ngầm trên “đất vàng”

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm