Việt Nam không bán phá giá phi lê cá tra đông lạnh
(Dân trí) - “Chúng tôi đã nhiều lần khẳng định các doanh nghiệp Việt Nam không bán phá giá mặt hàng phi lê cá tra đông lạnh cũng như các sản phẩm thủy hải sản khác vào thị trường Hoa Kỳ”, người phát ngôn Bộ Ngoại Việt Nam nêu rõ.
Tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao ngày 21/3/2013, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam về việc Bộ Thương mại Hoa Kỳ đột ngột quyết định thay đổi quốc gia thay thế từ Bangladesh sang Indonesia để tính giá cá tra của Việt Nam khi ra quyết định cuối cùng của giai đoạn rà soát hành chính lần thứ 8, dẫn đến việc áp dụng thuế chống bán phá đối với mặt hàng philê cá tra đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam cao hơn nhiều lần so với mức thuế sơ bộ và mức thuế của các đợt rà soát trước, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lương Thanh Nghị nêu rõ, quyết định trên của Bộ Thương mại Hoa Kỳ là không công bằng, không khách quan.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lương Thanh Nghị nêu rõ, quyết định trên của Bộ Thương mại Hoa Kỳ là không công bằng, không khách quan.
Việc Hoa Kỳ đột ngột quyết định thay đổi quốc gia thay thế để tính giá cá tra của Việt Nam từ Bangladesh thành Indonesia dẫn đến mức thuế chống bán phá giá tăng cao một cách vô lý, trên 100% đối với cá tra philê đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam.
Theo phán quyết này, các mức thuế phổ biến của các doanh nghiệp tự nguyện như thủy sản Hùng Vương (mã HVG) và Nam Việt (mã ANV) tăng từ 0,03 USD/kg lên 0,77 USD/kg.
Các doanh nghiệp bắt buộc gồm CTCP Thủy sản Việt An (Anvifish) phải gánh chịu mức thuế lên đến 1,34 USD/kg từ mức 0,03 USD/kg trước đó. Các doanh nghiệp chịu mức thuế cao: An Phú Seafood là 1,37 USD/kg, Godaco là 1,81 USD/kg và Docifish là 3,87 USD/kg.
Tuy mức thuế phải chịu 0,19 USD/kg là thấp nhất song Công ty Vĩnh Hoàn, đơn vị có doanh số lớn nhất về xuất khẩu cá tra, cá ba sa vào thị trường Mỹ trước đó lại từng có 3 năm liên tiếp được hưởng thuế suất bằng 0 (nếu qua 4 lần điều tra liên tiếp đạt mức thuế bằng 0 sẽ được miễn thuế vĩnh viễn).
Đại diện Việt Nam cho biết, “đã nhiều lần khẳng định các doanh nghiệp Việt Nam không bán phá giá mặt hàng phi lê cá tra đông lạnh (cũng như các sản phẩm thủy hải sản khác) vào thị trường Hoa Kỳ và đề nghị Bộ Thương mại Hoa Kỳ không áp thuế chống bán phá giá đối với cá tra (và các sản phẩm thủy hải sản khác) của Việt Nam”.
“Chúng tôi cho rằng các vấn đề trong quan hệ thương mại giữa 2 nước cần được xem xét một cách công bằng, khách quan, phù hợp với các quy định của WTO, phù hợp với tinh thần tự do hóa thương mại cũng như quan hệ đang tốt đẹp giữa hai nước, vì lợi ích chung của doanh nghiệp và người tiêu dùng Việt Nam và Hoa Kỳ” – phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao tuyên bố.
Gần đây Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) cũng đã lên tiếng phản đối phán quyết này của Hoa Kỳ.
Cùng với đó, 16 doanh nghiệp trong danh sách sẽ bị áp thuế chống bán phá giá mặt hàng cá tra, basa đã họp bàn và đi đến thống nhất sẽ kiện DOC lên Tòa án Thương mại quốc tế Hoa Kỳ trong vòng 30 ngày sau khi DOC chính thức đăng quyết định này lên công báo liên bang.
Theo phán quyết này, các mức thuế phổ biến của các doanh nghiệp tự nguyện như thủy sản Hùng Vương (mã HVG) và Nam Việt (mã ANV) tăng từ 0,03 USD/kg lên 0,77 USD/kg.
Các doanh nghiệp bắt buộc gồm CTCP Thủy sản Việt An (Anvifish) phải gánh chịu mức thuế lên đến 1,34 USD/kg từ mức 0,03 USD/kg trước đó. Các doanh nghiệp chịu mức thuế cao: An Phú Seafood là 1,37 USD/kg, Godaco là 1,81 USD/kg và Docifish là 3,87 USD/kg.
Tuy mức thuế phải chịu 0,19 USD/kg là thấp nhất song Công ty Vĩnh Hoàn, đơn vị có doanh số lớn nhất về xuất khẩu cá tra, cá ba sa vào thị trường Mỹ trước đó lại từng có 3 năm liên tiếp được hưởng thuế suất bằng 0 (nếu qua 4 lần điều tra liên tiếp đạt mức thuế bằng 0 sẽ được miễn thuế vĩnh viễn).
Đại diện Việt Nam cho biết, “đã nhiều lần khẳng định các doanh nghiệp Việt Nam không bán phá giá mặt hàng phi lê cá tra đông lạnh (cũng như các sản phẩm thủy hải sản khác) vào thị trường Hoa Kỳ và đề nghị Bộ Thương mại Hoa Kỳ không áp thuế chống bán phá giá đối với cá tra (và các sản phẩm thủy hải sản khác) của Việt Nam”.
“Chúng tôi cho rằng các vấn đề trong quan hệ thương mại giữa 2 nước cần được xem xét một cách công bằng, khách quan, phù hợp với các quy định của WTO, phù hợp với tinh thần tự do hóa thương mại cũng như quan hệ đang tốt đẹp giữa hai nước, vì lợi ích chung của doanh nghiệp và người tiêu dùng Việt Nam và Hoa Kỳ” – phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao tuyên bố.
Gần đây Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) cũng đã lên tiếng phản đối phán quyết này của Hoa Kỳ.
Cùng với đó, 16 doanh nghiệp trong danh sách sẽ bị áp thuế chống bán phá giá mặt hàng cá tra, basa đã họp bàn và đi đến thống nhất sẽ kiện DOC lên Tòa án Thương mại quốc tế Hoa Kỳ trong vòng 30 ngày sau khi DOC chính thức đăng quyết định này lên công báo liên bang.
Biểu thuế suất đối với các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam sau khi thay thế nước thứ 3 để tính giá.
Kim Tân - Bích Diệp