“Tứ đại luật sư” của bầu Kiên bào chữa thế nào trước toà?

(Dân trí) - Cả 4 luật sư tham gia bào chữa cho ông Kiên đều đưa ra những luận cứ, chứng cứ của mình. Tuy nhiên, có thể thay đổi được số phận của người đàn ông tóc bạc hay không vẫn phải chờ phán xét cuối cùng của toà án.

4 vị luật sư tham gia bào chữa cho ông Nguyễn Đức Kiên

4 vị luật sư tham gia bào chữa cho ông Nguyễn Đức Kiên

Bác bỏ tội Trốn thuế

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:

* Luật sư cho rằng không có cơ sở quy kết tội đối với bị cáo Cang
* “Cấp phép doanh nghiệp cũng như cấp giấy khai sinh”
* Vinacomin muốn thoái toàn bộ vốn tại SHS
 * "Dự báo giá bất động sản lên xuống rất khó chính xác"

Sáng nay (29/5), Phiên toà xét xử vụ án “bầu” Kiên cùng các đồng phạm tiếp tục bước vào ngày xét xử thứ 9 với phần tranh tụng của các luật sư.

Riêng bị cáo Nguyễn Đức Kiên có tới 4 luật sư tham gia bào chữa và bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho mình. Với những luận cứ và chứng cứ trình bày trước HĐXX, các luật sư đều cho rằng không thể khởi tố “bầu” Kiên 4 tội danh và ông này phải được vô tội.

Theo đó, Luật sư Ngô Huy Ngọc, thuộc Công ty luật TNHH Quang Minh Nam thuộc đoàn Luật sư thành phố Hồ Chí Minh đề nghị bác bỏ tội Trốn thuế với ông Nguyễn Đức Kiên.

Luật sư Ngọc trình bày, khái niệm trốn thuế được quy định tại điều 108, ông Kiên và B&B không vi phạm điều gì trong quy định này. Toàn bộ quá trình thẩm vấn và hồ sơ vụ án không có lời khai của ông Kiên về việc chuyển tiền cho Hương, lợi dụng chính sách ưu đãi về thuế thu nhập cá nhân của Quốc hội để B&B không phải nộp thuế. Quá trình thẩm vấn cũng cho thấy điều đó.
Trong các quyết định về trưng cầu giám định về nghĩa vụ phát sinh thuế của B&B có nhiều thiếu sót (LS dẫn các chứng cứ đã đưa ra tại các phiên thẩm vấn trước).

“Tôi đã hỏi ông Kiên trong các năm qua, các DN của ông đã đóng thuế bao nhiêu? Các DN này đóng rất nhiều tiền thuế, động cơ nào để ông Kiên trốn 25 tỷ tiền thuế?” – LS đặt câu hỏi.

Các cơ quan thuế đều thừa nhận B&B không có sai phạm nào về thuế trong năm 2009. “Bị cáo Nguyễn Đức Kiên bị quy kết tội trốn thuế khiến rất nhiều người không ngờ. Ông Kiên là doanh nhân đóng góp cho đất nước rất nhiều thông qua việc đóng thuế. Không có căn cứ chứng minh tội trốn thuế của ông Kiên. Tôi đề nghị HĐXX bác bỏ quy kết này.”, luật sư Ngọc kết luận.

“Bầu” Kiên không thể là chủ mưu

Phần bào chữa của mình, luật sư Vũ Xuân Nam thuộc Công ty luật TNHH Quang Minh Nam, Đoàn luật sư thành phố Hồ Chí Minh cho rằng “bầu” Kiên không thể là người trực tiếp chủ mưu phạm tội như cáo trạng quy kết.

Trong ban điều hành ACB, ông Kiên là phó chủ tịch hội đồng sáng lập, chủ tịch hội đồng đầu tư, giữ chức năng tư vấn chứ không thuộc cơ cấu bộ máy có tính chất pháp định. Ông Kiên không thể là người trực tiếp chủ mưu phạm tội như cáo trạng quy kết.

LS Nam cho biết, ông Trần Xuân Giá đã trình bày: “Trên thực tế không có áp lực nào với tôi về việc thường trực HĐQT phải ra quyết định đó”. Chi tiết Kiên gây áp lực đã được lược bỏ tại cáo trạng. Nếu không có hành vi gây áp lực thì không có căn cứ cho rằng ý kiến của Kiên trong cuộc họp là chỉ đạo để làm theo nhưng tại bản luận tội VKS lại đưa ý này vào.

Trong quá trình nắm giữ cổ phần Kiên chưa bao giờ tạo thành nhóm cổ đông chiếm trên 10% vốn điều lệ để thực hiện các quyền liên quan đến việc miễn nhiệm bãi nhiệm các thành viên HĐQT.

Hoạt động uỷ thác gửi tiền không sai luật

Bào chữa cho thân chủ của mình, luật sư Hoàng Đôn Hùng, thuộc Công ty luật TNHH Hà Phạm thuộc Đoàn luật sư thành phố Hồ Chí Minh cho rằng Không thể quy kết việc ủy thác gửi tiền của ACB khi chưa có quy định của pháp luật là sai luật.

Theo luật sư này, Đối với luật TCTD 2010, NHNN vẫn chưa ban hành hướng dẫn điều 55. Vì vậy không thể cho rằng việc ủy thác gửi tiền của ACB khi chưa có quy định của pháp luật là sai luật.

Luật sư Hùng trình bày 3 vấn đề để chứng minh cho quan điểm của mình:

Thứ nhất, ông Thảo (Phó chánh thanh tra, giám sát NHNN, đại diện NHNN tại tòa) chưa xuất trình được giấy ủy quyền của thống đốc NHNN ký công văn 30. Nếu không có, đó chỉ là quan điểm cá nhân của ông này.

Thứ hai, đại diện NHNN cũng xác nhận công văn 30 chỉ mang tính tham khảo nội bộ về việc ACB ủy thác gửi tiền sau ngày 1/1/2011. Chưa phù hợp không có nghĩa là vi phạm Pháp luật nên cáo trạng căn cứ công văn này quy kết tội là không đúng.

Thứ ba, về điều 90 luật TCTD, NHNN cho rằng ACB không được ủy thác khi chưa có sự cho phép của NHNN, điều này mâu thuẫn với chính công văn 30.

Theo quy định của NHNN, các hoạt động mà NHTM đang thực hiện và dự kiến thực hiện đã được thể hiện. NHTM có thể thực hiện ngay 20 nhóm hoạt động kinh doanh không thuộc nhóm 6 hoạt động phải xin phép: thanh toán quốc tế, góp vốn mua cổ phần, kinh doanh hoạt động ngoại hối, kinh doanh hoạt động phái sinh…

Hoạt động ủy thác đang được thực hiện bình thường đúng Pháp luật từ nhiều năm qua, không phải chờ hướng dẫn, khi nào có hướng dẫn mới khác đi thì mới điều chỉnh.

Truy tố “bầu” Kiên thì có thể truy tố bất kỳ ai

Theo luật sư Nghiêm bào chữa cho ông Nguyễn Đức kiên: “Ông Kiên bị bắt và khỏi tố vì tội kinh doanh trái phép, 3 tội kia phát sinh sau khi bị bắt. Lẽ ra tội kinh doanh trái phép phải là căn cứ cho quá trình truy tố và xét xử. Thế nhưng tôi thấy CQĐT khi khởi tố tội kinh doanh trái phép không bắt đầu từ vi phạm trong hoạt động kinh doanh của ông Kiên. Có dấu hiệu cho rằng việc bắt giữ ông Kiên có những điều không hợp pháp”.

Luật sư Nghiêm cho rằng ông Kiên không phạm tội này vì những lý do:

Đối với các hành vi kinh doanh tài chính thông qua 5 DN, quyền góp vốn mua cổ phần của DN đã đươc quy định tại điều 13 Luật DN. Một chủ thể bất kỳ nếu đáp ứng điều 13 thì có quyền mua cổ phần mà không cần đăng ký kinh doanh.

Theo luật đầu tư 2005, 5 DN của ông Kiên là nhà đầu tư theo quy định, hoạt động đầu tư không phải là ngành nghề kinh doanh tài chính, theo đúng pháp luật.

Theo quy định, DN được phát hành trái phiếu, 5 DN phát hành trái phiếu để huy động vốn là đúng quy định. Các NH đồng ý mua các trái phiếu này dựa vào đánh giá chủ động của các NH.
Theo luật chứng khoán, phải tôn trọng quyền tự do mua bán kinh doanh chứng khoán. 5 DN đương nhiên có quyền mua cổ phiếu của các DN niêm yết trong đó có cổ phiếu NH. Đây là giao dịch dân sự tự nguyện tự chủ.

Sau khi tòa hoãn ngày 16/4, CQ công an đã có văn bản hỏi ông Bùi Quang Vinh – bộ trưởng Bộ KHĐT, và tôi thấy CQĐT chưa tìm ra căn cứ pháp luật để về hoạt động của DN trong đầu tư mua bán chứng khoán.

Như vậy, việc này không chỉ đe dọa hoạt động của 5 DN này mà còn đe dọa hoạt động của các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán. Ở Việt Nam cũng chưa có DN nào có thể đăng ký kinh doanh hoạt động tài chính. Cơ quan CA cũng chưa tìm được mã ngành đăng ký kinh doanh cho ngành đầu tư tài chính.

Luật sư Nghiêm cũng cho biết, luật sư Hoàng Đôn Hùng đã tìm ra chứng cứ nhiều tập đoàn kinh tế nhà nước góp vốn mua cổ phần, cả cổ phần của ngân hàng nhưng giấy đăng ký kinh doanh của các tập đoàn này đều không có ngành nghề kinh doanh cổ phiếu.

Không những không tạo ra hành lang pháp lý cho DN làm việc mà còn tạo điều kiện cho cơ quan pháp lý hạch sách doanh nghiệp. Nếu ông Kiên bị truy tố tội kinh doanh trái phép thì về sau, cơ quan điều tra có thể khởi tố bất kỳ ai tham gia đầu tư chứng khoán trên thị trường và bất kỳ doanh nghiệp nào đã đầu tư góp vốn vào doanh nghiệp khác.”, lời của luật sư Nghiêm.

Lê Tú

VTV được giao vốn như doanh nghiệp Nhà nước