Trước giờ tuyên án: Lý Xuân Hải nhớ lại thời đỉnh cao

Tài năng và thành đạt, ông Lý Xuân Hải có lẽ chưa bao giờ nghĩ mình sẽ đối mặt với mức án 12-14 năm tù như đề xuất của tòa án. Trong trại giam cũng như trước vành móng ngựa là thời gian ông Hải chậm lại, nhớ về thời kỳ ở đỉnh cao của mình.

Quanh co chối tội

 

Xuất hiện tại phiên tòa với vị trí là một trong các "nhân vật chính" trong câu chuyện buồn của một "đội ngũ lãnh đạo" từng được giới kinh doanh kính nể nay phải đứng trước vàng móng ngựa.

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:

 

 

 

Giống như đa số các bị cáo khác, ông Hải đến tòa lần này với váng vẻ có phần tiều tụy và gương mặt hốc hác song người ta vẫn có thể nhận thấy đôi nét của một "thuyền trưởng" từng là "Lãnh đạo ngân hàng xuất sắc nhất Việt Nam" 2007 và 2010.

 

Theo cáo trạng, thực hiện chủ trương của Thường trực HĐQT Ngân hàng ACB, từ ngày 27/6 đến 5/9/2011, ông Lý Xuân Hải, khi đó là Tổng giám đốc ACB đã chỉ đạo và ủy quyền cho kế toán trưởng thực hiện ủy thác số tiền hơn 718 tỷ đồng cho 19 nhân viên ACB gửi tiền tiết kiệm vào Vietinbank và toàn bộ số tiền ủy thác đã bị siêu lừa Huỳnh Thị Huyền Như chiếm đoạt.

 

Bên cạnh đó, ông Hải còn bị cáo buộc trong vụ việc thống nhất ban hành chủ trương mua cổ phiếu trên TTCK mà theo cáo trạng gây thiệt hại cho ACB.

 

Ông Lý Xuân Hải đối mặt với mức án 12-14 năm tù
Ông Lý Xuân Hải đối mặt với mức án 12-14 năm tù

 

Khi được trình bày ý kiến về bản cáo trạng, bị cáo Lý Xuân Hải chối tội và kêu ca rằng mình không làm gì trái, không gây hậu quả gì cả.

 

Trong hàng loạt các câu hỏi của luật sư về vấn đề ủy thác, ông Hải trả lời rất ngắn gọn, thỉnh thoảng mới bổ sung thêm một vài ý để làm rõ đại loại như: "Tôi đã xem chứng từ, chuyển rồi"; "Báo với phó TGĐ trực tiếp, cũng có thể báo với tôi"...

 

Để chối tội, bị cáo Hải 'ngây thơ' cho rằng, chủ trương ủy thác gửi tiền là khoảng tháng 3/2010 và đây là việc làm không phạm luật vì quy định khi đó chỉ áp trần lãi suất huy đông, không có quy định về việc người gửi tiền có quyền nhận các khoản thưởng, hoa hồng khuyến mại từ NH.

 

Thậm chí, để làm giảm nhẹ mức độ nghiêm trọng, ông Hải còn giải thích, thị trường khi đó cực kỳ rối loạn, và vấn đề quan trọng là làm sao để giúp NH vượt qua sóng gió.

 

Không biết ngày mai

 

Hơn 20 tháng tạm giam có lẽ là rất dài đối với ông Lý Xuân Hải. Đây là khoảng thời gian ông sống chậm lại, nhớ về những gì đã xảy ra, nhớ về thời kỳ ở đỉnh cao. Từng là một CEO nổi tiếng, là một người hùng biện tốt nhưng giờ đây ông Hải có vẻ trầm lắng hơn.

 

Trưa 27/5, VKS đề nghị mức án cho các bị cáo với ông Kiên 30 năm tù với 4 tội danh, còn ông Hải 12-14 năm tù với tội "Cố ý làm trái". Những phán quyết còn ở phía trước và còn phiên tòa phúc thẩm.

 

Ông Lý Xuân Hải từng là một CEO nổi tiếng, là một người hùng biện tốt.
Ông Lý Xuân Hải từng là một CEO nổi tiếng, là một người hùng biện tốt.

 

Tuy nhiên, có một thực tế là thời huy hoàng của ông Hải đã lùi xa; giấc mộng đẹp của doanh nhân có triết lý sống mạnh mẽ, của một người có trình độ học vấn cao với bằng thạc sĩ Kinh tế Đại học Paris Dauphine, Tiến sĩ Toán - Lý - Đại học Tổng hợp Quốc gia Belarus... đã phai tàn.

 

Những thành công của ông Hải và của ACB được đánh giá rất ấn tượng. Ông thuộc nhóm lãnh đạo xuất sắc trên thị trường, còn ACB là một trong những NHCP hàng đầu tại Việt Nam. Mặc dù vậy, cuộc đời có nhiều khúc ngoặt nhất là khi người ở cương vị lãnh đạo có những quyết định sai lầm.

 

Sự thành công vượt trên cả khó khăn chung của hệ thống đã khiến ACB rơi vào tình trạng dư thừa tiền và đây là áp lực dẫn tới chủ trương ủy thác cho nhân viên đi gửi tiền. Điều trớ trêu là toàn bộ số tiền bị Huyền Như chiếm đoạt và gây thiệt hại cho ACB.

 

Trong vụ hợp tác đầu tư với công ty của bầu Kiên (ACI), đại diện kiểm toán của ACB cho biết, ông Hải đã rất ngạc nhiên và tức giận khi biết trong danh mục đầu tư có cổ phiếu ACB.

 

Trên tòa, ông Hải cho biết đã xin kiểm toán 1 tuần để tìm hiểu sự việc. Theo quan điểm của ông Hải, việc mua cổ phiếu ACB là không nên. Tuy nhiên, nguồn tiền mà ACI mua ACB là của VietBank chứ không phải của ACB.

 

Có thể thấy, các hoạt động trên thị trường tài chính rất phức tạp. Hoạt động trên thị trường này, để thành công, ngoài tài năng của các doanh nhân, nhà lãnh đạo có lẽ không chỉ nằm ở trình độ, kinh nghiệm mà trước hết cần sự thượng tôn pháp luật và tôn trọng đạo đức nghề nghiệp.

 

Chính vì thế, dù biện minh thế nào thì với những sai phạm xảy ra, các cá nhân vẫn phải chịu phán xét của pháp luật. Điều đáng tiếc còn lại có lẽ chính là sự lạc lối và sai phạm đã làm sụp đổ danh tiếng và thành quả mà không ai dễ gì có được như ông Hải

 

Theo Huấn Tú

VEF
 

VTV được giao vốn như doanh nghiệp Nhà nước