Trung Quốc phải đối mặt với “thách thức lịch sử” sau đại dịch Covid 19

(Dân trí) - Lần đầu tiên sau nhiều thập kỷ, thị trường lao động Trung Quốc đang chịu áp lực trên nhiều mặt trận khi nền kinh tế phải vật lộn để phục hồi từ sau đại dịch.

Trung Quốc phải đối mặt với “thách thức lịch sử” sau đại dịch Covid 19 - 1

Một sự kiện “thiên nga đen” đã đẩy tỷ lệ thất nghiệp của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới lên mức cao nhất lịch sử.

Trong vài năm qua, sự ổn định của thị trường lao động Trung Quốc được củng cố bởi sự gia tăng của các công việc trong ngành dịch vụ, cho phép các công nhân nhà máy mới nghỉ việc có thể làm những công việc như một tài xế giao hàng hoặc nhân viên cửa hàng.

Nhưng đại dịch coronavirus đã phá vỡ chu kỳ này, khiến chính phủ lo sợ về thất nghiệp và khả năng gây bất ổn xã hội của nó.

Trên khắp đất nước Trung Quốc, không có gì lạ khi thấy các cửa hàng đóng cửa hoặc các nhà hàng nổi tiếng gần các trường đại học đang gặp khó khăn vì sinh viên chưa trở lại trường học.

Trong một số trung tâm sản xuất, công nhân nhập cư vẫn đang chờ các nhà máy mở cửa trở lại, vì thời hạn nối lại sản xuất bị đẩy lùi do nhu cầu toàn cầu giảm.

Trong khi Trung Quốc bắt đầu khởi động lại "cỗ máy" kinh tế vào giữa tháng 2 sau nhiều tháng bị tê liệt do phong tỏa trên toàn quốc, một số lĩnh vực vẫn đang phải nỗ lực để phục hồi.

Lần đầu tiên sau nhiều thập kỷ, thị trường lao động Trung Quốc chịu áp lực trên nhiều mặt trận, một thách thức được nhấn mạnh sau khi nước này đang đối mặt với cơn co thắt kinh tế đầu tiên trong hơn 40 năm.

Và khi thị trường việc làm của Trung Quốc giảm bớt, các mục tiêu phát triển xã hội của Bắc Kinh, bao gồm tăng gấp đôi tổng sản phẩm quốc nội bình quân đầu thập kỷ đến năm 2020 và xóa đói giảm nghèo, đang ngày càng trở nên xa vời.

“Vì cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung, áp lực đối với nền kinh tế Trung Quốc đã gia tăng đáng kể và tình hình việc làm tiếp tục xấu đi”, Ouyang Jun và Qin Fang, hai nhà kinh tế của Đại học Tài chính và Kinh tế Tây Nam ở Thành Đô, đã nói trong một bài báo vào cuối tháng trước.

Trong khi những giai thoại về việc đóng cửa nhà máy và sa thải nhân viên không khó để tìm thấy trên khắp cả nước, tình trạng thất nghiệp thực sự ở Trung Quốc vẫn còn là một vấn đề tranh luận.

Chưa có cơ sở dữ liệu nào cung cấp một bức tranh rõ ràng về thị trường việc làm và hầu hết các nhà kinh tế tin rằng, các số liệu chính thức vẫn đang đánh giá thấp tình trạng thất nghiệp của quốc gia này.

Không giống như các nền kinh tế phát triển, thường cung cấp một loạt các chỉ số việc làm, Trung Quốc trong lịch sử chỉ dựa vào hai chỉ số cho dữ liệu thất nghiệp - cả hai đều có sai sót.

Tỷ lệ thất nghiệp dựa trên khảo sát đã tăng từ 5,2% trong tháng 12 năm ngoái lên mức cao kỷ lục 6,2% trong tháng 2, khi đại dịch ở Trung Quốc ở mức tồi tệ nhất, trước khi giảm xuống 5,9% vào tháng 3, theo Cục Thống kê Quốc gia (NBS).

Đồng thời, tổng số việc làm ở thành thị đã giảm 6% trong tháng 3 kể từ ngày 1/1/2020, tương đương khoảng 26 triệu việc làm.

“Điều này trái ngược với mức tăng ròng 8,3 triệu việc làm đô thị vào năm 2019, và sẽ là cơn co thắt đầu tiên trong trong hơn bốn thập kỷ”,  ông Qu Hongbin, nhà kinh tế trưởng về Trung Quốc của HSBC, đã viết trong một ghi chú gần đây.

“Khoảng 18,3 phần trăm lực lượng lao động đã bị sa thải, bị cắt giảm lương hoặc nghỉ không lương trong quý đầu tiên”, theo NBS.

Nhiều công việc trong số này sẽ vẫn chịu áp lực nếu điều kiện kinh tế vẫn yếu.

Trung Quốc đã công bố một gói hỗ trợ phúc lợi khiêm tốn để giúp đỡ một số công dân dễ bị tổn thương nhất, bao gồm cả lao động nhập cư, nhưng nó bị giới hạn về phạm vi và sẽ không bao gồm số lượng lớn công nhân bị ảnh hưởng bởi virus.

“Không giống như ở các nền kinh tế khác, Trung Quốc đại lục đã không thực hiện một kế hoạch bảo vệ người lao động trên diện rộng như ở Anh, Singapore hay Hồng Kông, đòi hỏi chủ lao động phải duy trì số lượng nhân viên và trả lương cho công nhân. Điều này có nghĩa là hầu hết những người lao động làm việc ở Trung Quốc đại lục sẽ không có nguồn thu nhập khi bị nghỉ việc”, ông Qu nói.

Phần lớn những người rơi vào tình trạng này là những người lao động nhập cư, những người không thể trở lại làm việc tại các thành phố do hạn chế vận chuyển, chiếm gần 30% lực lượng lao động trong các ngành công nghiệp và dịch vụ.

Chỉ 123 triệu lao động nhập cư ở nông thôn đã có thể quay trở lại làm việc ở khu vực thành thị trong quý đầu tiên sau phong tỏa và đóng cửa kinh doanh, giảm 30% so với một năm trước.

Điều đó có nghĩa hơn 50 triệu công nhân nhập cư bị mắc kẹt sau khi họ trở về quê để nghỉ Tết Nguyên đán vào tháng 1.

Trong khi đó, 149 triệu lao động tự do của Trung Quốc chứng kiến ​​thu nhập giảm trung bình 7,3% trong quý đầu tiên và 12,6% ở khu vực thành thị, cơ quan thống kê cho biết.

Do tác động rộng rãi của virus đối với nền kinh tế Trung Quốc, khả năng người lao động chuyển từ công việc sản xuất sang vị trí mới trong lĩnh vực dịch vụ ngày càng khó khăn.

Các ngành chính của ngành dịch vụ như du lịch và khách sạn cũng đang chịu áp lực lớn.

Theo khảo sát của Hiệp hội Khách sạn Trung Quốc, doanh thu du lịch nội địa đã giảm 60% trong kỳ nghỉ Ngày Lao động vào đầu tháng 5 so với một năm trước đó, trong khi các nhà hàng đã chứng kiến ​​doanh thu giảm một nửa.

Nhiều doanh nghiệp thực phẩm đã bắt đầu cung cấp dịch vụ giao hàng để bù lỗ từ việc thiếu khách hàng, nhưng hơn 45% cho biết đơn đặt hàng thấp hơn trong tháng 4 so với tháng 2, ngụ ý rằng sự phục hồi chậm trong chi tiêu của người tiêu dùng.

Ông Larry Hu, nhà kinh tế trưởng về Trung Quốc của Tập đoàn Macquarie - ước tính, tỷ lệ thất nghiệp của Trung Quốc có thể tăng lên 9,4 phần trăm vào cuối năm nay.

“Là một điểm khởi đầu, người ta có thể nghĩ về thị trường lao động, về các công việc mới và hiện tại. Trung Quốc đã có 438 triệu việc làm ở thành thị tính đến cuối năm 2019 và phải thêm 8 triệu việc làm mới trong năm nay để giữ tỷ lệ thất nghiệp gần như không thay đổi”, ông Hu nói.

“Trong kịch bản cơ bản của chúng tôi, số lượng việc làm sẽ thấp hơn 6 triệu so trong thời gian tiếp theo, số người mất việc làm hiện tại là 14 triệu. Nói cách khác, tổng số lượng việc làm đô thị năm nay sẽ thấp hơn 20 triệu so với bình thường”, ông nói thêm.

Thùy Dung

Theo SCMP

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm