1. Dòng sự kiện:
  2. Hàng giá rẻ Trung Quốc đổ bộ

Trung Quốc đã nhập gần 30.000 tấn vải Việt Nam

(Dân trí) - Thông tin trên do ông Lê Ngọc Hưng, Giám đốc sở Công thương tỉnh Lào Cai cho biết vào chiều tối ngày 1/7.

Trung Quốc đã nhập gần 30.000 tấn vải Việt Nam
Từ sáng sớm đến gần trưa hàng ngày có hàng trăm lượt xe dịch vụ vận tải của thị trấn Hà Khẩu, tỉnh Vân Nam ( Trung Quốc) sang cửa khẩu Lào Cai (Việt Nam) vận chuyển vải thiều xuất khẩu theo dạng tiểu ngạch.
 
Theo đó, tính từ đầu vụ thu hoạch vải thiều năm 2014 tới nay (1/7) , các địa phương miền Bắc có nhiều vải thiều hàng hóa, đặc biệt là vùng vải thiều Lục Ngạn nổi tiếng tỉnh Bắc Giang , đã xuất khẩu 28.987 tấn quả vải thiều tươi , tổng trị giá khoảng 10,2 triệu đô la Mỹ.

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:

*
TP.HCM: Thị trường bất động sản có nhiều khởi sắc
* IPO tháng 7 dự kiến hút 2.000 tỷ đồng
* Thị trường nhà đất: Nhu cầu tăng dần với ‘hàng’ cao cấp
* Ngân hàng Việt coi chừng mất tiền với tài khoản khách Mỹ

* Tiến hành thanh tra VICEM

Trong số đó có hơn 21 ngàn tấn được xuất theo dạng chính ngạch vì được cấp xuất xứ sản phẩm (C/O), qua cửa khẩu Kim Thành ( thành phố Lào Cai) sang thị trấn Hà Khẩu, tỉnh Vân Nam(Trung Quốc), số lượng vải còn lại xuất khẩu tiểu ngạch qua cầu Hồ Kiều II thuộc cửa khẩu quốc tế Lào Cai.

Ông Lê Ngọc Hưng, Giám đốc sở Công thương tỉnh Lào Cai nhận định: Vụ thu hoạch vải thiều năm 2014 xuất khẩu sang Trung Quốc qua cửa khẩu Kim Thành và cửa khẩu quốc tế Lào Cai diễn ra thuận lợi vì có sự thống nhất chỉ đạo từ trên xuống dưới giữa hai tỉnh Lào Cai và tỉnh Bắc Giang là địa phương có số lượng xuất khẩu vải thiều lớn nhất.

Dự kiến năm nay sẽ có khoảng trên dưới 40 ngàn tấn vải thiều các loại xuất khẩu sang các tỉnh Vân Nam, Tứ Xuyên, Quý Châu... (Trung Quốc) qua các cửa khẩu Lào Cai, tương đương với sản lượng xuất khẩu vải thiều năm 2013.

Theo quan sát của chúng tôi hầu hết các xe chở vải từ Hải Dương, Bắc Giang lên biên giới tỉnh Lào Cai đều chở mặt hàng vải quả đã được vặt rời khỏi cành, ướp đá và đóng trong hộp xốp theo tiêu chuẩn nặng 30kg/hộp.

Có khác năm trước là các hộp xốp màu trắng đựng vải ướp đá xuất sang Trung Quốc năm nay không thấy dán tem ngoài vỏ hộp ghi “Đặc sản vải thiều Bắc Giang” hoặc “Đặc sản vải thiều Lục Ngạn”...

Hỏi chuyện lái xe mang biển kiểm soát 34C - 03159 đang chờ làm thủ tục thông quan sản phẩm vải quả tại cửa khẩu Kim Thành, chúng tôi được biết thêm bình thường một xe tải cỡ lớn có tải trọng 15 tấn chở được 500 hộp xốp đựng quả vải ướp đá, với cước phí vận tải 40 ngàn đồng/ hộp, tính ra mỗi xe thu được khoảng 20 triệu đồng phí vận tải vải. Đây là nguồn thu đáng kể cho các chủ xe và lái xe làm dịch vụ vận tải mùa xuất khẩu vải thiều.

Điều đáng nói là do hoàn thành nhiều đoạn đường của đường cao tốc Hà Nội – Lào Cai nên hơn một tuần nay hầu hết các xe đều tranh thủ đi theo tuyến này, chỉ “tăng bo” từ đoạn quốc lộ 70 Yên Bái đi Mậu A, do đó rút ngắn từ 1,5 – 2 giờ đồng hồ đi trên đường. Từ các vùng vải Lục Ngạn (Bắc Giang) hay Thanh Hà (Hải Dương) lên thành phố Lào Cai hiện nay chỉ hết 11 – 13 giờ, giảm 2 giờ so với trước và không sợ bị tắc đường nếu lưu thông theo tuyến quốc lộ 70 từ Đoan Hùng đi Lào Cai.

Một sĩ quan biên phòng Việt Nam làm nhiệm vụ tại cửa khẩu quốc tế Lào Cai cho hay, khó khăn trong việc phục vụ xuất khẩu vải thiều là phía Trung Quốc chỉ cho 3 xe chở vải sang làm thủ tục ở phía họ một lần, vì thế các xe chở vải phải chờ đợi làm thủ tục thông quan hàng hóa lâu hơn phía Việt Nam.

Qua tìm hiểu chúng tôi cũng được biết giá mua bán vải thiều luôn là sự bí mật giữa những người kinh doanh Việt Nam và Trung Quốc với nhau,vải thiều xuất khẩu chính ngạch và có giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) thì giá mua bán không có vấn đề gì nổi lên, tuy nhiên vải thiều xuất khẩu tiểu ngạch ở chợ biên mậu thị trấn Hà Khẩu(Trung Quốc) đối diện với thành phố Lào Cai thường không ổn định và người thường bị thua thiệt vẫn là phía người bán Việt Nam mang vải sang.

Phạm Ngọc Triển

Hà Nội: Tận mục bến xe khách ngầm trên “đất vàng”

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm