Trung Quốc chấn động bởi giao dịch vàng giả mạo hơn 15 tỷ USD
(Dân trí) - Kiểm toán Trung Quốc vừa phát hiện hàng loạt giao dịch vàng giả mạo, được sử dụng làm tài sản đảm bảo cho khác khoản vay với tổng trị giá tới 94,4 tỷ nhân dân tệ (15,2 tỷ USD).
Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:
* Obama bị tòa “xử” vi phạm hiến pháp * Giá vàng giảm 200.000 đồng/lượng trong tuần này * Thủ tướng đôn đốc dự thảo Nghị định mới về kinh doanh xăng dầu |
Cơ quan công an nước này cũng đang điều tra nghi án gian lận tại cảng Thanh Đảo, nơi các kho nhôm và đồng có vẻ đã được đem thế chấp cùng lúc cho nhiều ngân hàng để vay vốn.
Thời gian qua, việc chính phủ Trung Quốc kiểm soát đà tăng trưởng tín dụng bằng cách tăng lãi suất đã khiến lượng giao dịch vay vốn đảm bảo bằng hàng hóa tăng rất mạnh, mà theo ước tính của ngân hàng Goldman Sachs Group, ước tính trị giá tới 160 tỷ USD.
“Đây chính là lần đầu tiên một xác nhận chính thức về điều nhiều người nghi ngờ trong thời gian dài được đưa ra, đó là vàng được sử dụng rộng rãi trong các giao dịch tài trợ hàng hóa”, Liu Xu, một nhà phân tích cấp cao của công ty Capital Futures tại Bắc Kinh cho biết.
“Nếu các ngân hàng hạn chế việc cho vay với tài sản đảm bảo bằng vàng, lượng vàng nhập khẩu vào Trung Quốc có thể giảm trong ngắn hạn, và các công ty cũng phải bán vàng để trả nợ cho nhà băng”.
Ước tính của Hội đồng vàng thế giới cho thấy, khoảng 1000 tấn vàng có thể đã được sử dụng trong các giao dịch vay vốn và cho thuê tài chính tại rung Quốc, nơi các loại kim loại và sản phẩm nông nghiệp được sử dụng để thế chấp vay vốn, do những hạn chế trong cấp tín dụng.
Bất kỳ động thái hạn chế nào của giới chức Trung Quốc đối với các thương vụ cho vay đảm bảo bằng vàng có thể dẫn tới vàng chịu áp lực giảm giá trong ngắn hạn, Jens Naervig Pedersen, một nhà phân tích tại ngân hàng Danske Bank A/S của Đan Mạch nhận định.
Bản báo cáo của Văn phòng kiểm toán nhà nước Trung Quốc được ông Liu Jiayi báo cáo trước quốc hội, và đăng trên website của ngân hàng này. Thời điểm thống kê là từ đầu năm 2012, nhưng không có công ty hay ngân hàng nào liên quan được nêu tên.
Tại Thanh đảo, một công ty có tên Decheng Mining và chủ sở hữu người Singapore của công ty này đã bị điều tra. Theo thông tin từ Bộ ngoại giao Singapore, Chen đã bị bắt. Ông này cũng liên quan đến một vụ điều tra khác tại tỉnh Giang Tô, các nhân viên ngân hàng giấu tên cho biết.
Các ngân hàng Trung Quốc và cả các chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại đây như Standard Chartered Plc, Citigroup Inc. và Standard Bank đều cho biết đang rà soát lại bất kỳ khoản vay nào có liên quan tới vụ việc tại Thanh Đảo.
Ước tính trong số 160 tỷ USD giao dịch theo thống kê của ngân hàng Goldman, 80 tỷ USD có thể liên quan tới vàng, 46 tỷ USD liên quan đến đồng, 13,8 tỷ USD liên quan tới quặng sắt và 10,3 tỷ USD liên quan tới đậu tương.
Trong một số giao dịch cho vay cầm cố bằng hàng hóa, chủ của các nguyên liệu thô này vẫn giữ hàng tại các cảng và dùng hóa đơn của công ty cho thuê kho hàng để vay vốn từ ngân hàng. Số vốn này được đem đi đầu tư kiếm lời trước khi hoàn trả.
Một cách vay vốn khác đó là nhà nhập khẩu Trung Quốc đặt mua hàng từ các công ty nước ngoài và sau đó đề nghị ngân hàng phát hành tư tín dụng (LC) để nhập khẩu. Người mua sau đó có thể bán lô hàng ở thị trường trong nước, và dùng số tiền thu được đầu tư vào các sản phẩm sinh lời cao trước khi hoàn trả vốn vay cho ngân hàng.
Theo Bloomberg