Triển vọng mô hình trồng dưa lưới tại trang trại Bình Châu

(Dân trí) - Hiện nay, mô hình trồng dưa lưới được thử nghiệm tại Trung tâm công nghệ cao TP.HCM và một số trang trại tại các địa phương. Trong số đó, các kỹ sư người Nhật lại rất thích chọn mô hình dưa lưới ở các trang trại Bình Châu (Bà Rịa – Vũng Tàu) đề thưc hiện, bởi giống cây này đã phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu ở vùng này từ lâu.

Triển vọng mô hình trồng dưa lưới tại trang trại Bình Châu - 1

Kênh đầu tư tiềm năng

Mô hình trồng dưa lưới công nghệ cao có triển vọng rất lớn vì loại trái cây này có giá trị dinh dưỡng cao, chứa các chất chống oxy hóa dạng Polyphenol có khả năng phòng chống ung thư và tăng cường hệ miễn dịch.

Dưa có nhiều chất xơ nên tác dụng nhuận trường, bên cạnh những chất giúp điều hòa huyết áp, ngừa sỏi thận và lão hóa xương... Vì thế, loại trái cây này rất được thị trường trong và ngoài nước ưa chuộng, nhất là thị trường Trung Quốc và Nhật Bản, nơi có giá bán khoảng 10 – 12 USD/kg.

Đây cũng được xem là mô hình nông nghiệp công nghệ cao ứng phó biến đổi khí hậu vì ít đất sản xuất, được kiểm soát hoàn toàn về môi trường và chế độ dinh dưỡng theo nhu cầu sinh trưởng dưa lưới trong nhà kính. Đồng thời, trồng dưa lưới có lãi ròng cao hơn nhiều lần so với nhiều loại rau quả khác hiện nay.

Ông Nguyễn Hồng Quyết, Chủ tịch HTX Kim Long (Bình Dương), nơi chiếm hơn 60% thị phần dưa lưới tại các siêu thị, cho biết hiện nay, mô hình trồng cây dưa lưới có rất nhiều tiềm năng và đem lại lợi nhuận cao cho người nông dân. Tuy nhiên, diện tích trồng dưa lưới vẫn chưa cao do liên quan đến công nghệ và chi phí đầu tư. Riêng thị trường miền Nam hiện đã có khoảng 70ha.

“So với việc trồng các loại cây công nghiệp như cao su, điều, tiêu, cà phê, thu nhập từ cây dưa lưới tốt hơn gấp 10 lần”, ông Quyết cho biết.

Ông lấy ví dụ, 1ha cao su hiện nay sau khi trừ chi phí thì cho lợi nhuận khoảng 100 triệu đồng/năm/ha. Trong khi đó, đối với cây dưa lưới, thu hoạch khoảng 90 tấn/năm (3 vụ) sau khi trừ chi phí đầu tư (khoảng 3 – 4 tỉ đồng) thì lợi nhuận khoảng 1,5 tỉ đồng.

Ông Quyết cho biết thêm, hiện nay, nông dân chủ yếu áp dụng công nghệ trồng dưa lưới từ Israel kết hợp với giống cây dưa lưới Nhật Bản. Riêng HTX sẽ kết hợp với phương thức canh tác truyền thống để phù hợp hơn với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu ở Việt Nam.

Triển vọng mô hình trồng dưa lưới tại trang trại Bình Châu - 2

Với công nghệ này, người trồng cần xây dựng hệ thống nhà màng bằng sắt thép, giàn khung có thể chịu lực 25 tấn dây và trái treo trên cáp, bao quanh là cước tấm mỏng, phía trên được che bằng nilon loại đặc biệt. Phía trong có hệ thống cáp treo dây, hệ thống điều khiển tự động lưới cắt nắng, công nghệ tưới nhỏ giọt Israel tiết kiệm đến 40% lượng nước sử dụng, hệ thống điều hòa không khí... Việc bón phân kết hợp với tưới nước nhỏ giọt hoàn toàn tự động, dẫn đến tận gốc. Chi phí đầu tư cho công nghệ này khoảng từ 5 – 7 tỉ đồng.

Theo các chuyên gia, mặc dù chi phí đầu tư ban đầu cao, nhưng bù lại năng suất, điều quan trọng nữa là sản phẩm làm ra đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, chất lượng vượt trội, được giá, lợi nhuận thu được cao nên khả năng thu hồi vốn đầu tư nhanh. Mặt khác, thời gian sinh trưởng của dưa tương đối ngắn, từ lúc trồng cho đến thu hoạch khoảng 55 -70 ngày nên có thể trồng được từ 3 - 4 vụ/năm.

Trong buổi “Báo cáo phân tích xu hướng công nghệ” vừa qua, các diễn giả cho biết thị trường dưa lưới thế giới cũng như trong nước cầu lớn hơn cung. Hiện chỉ có vài công ty ở phía nam sản xuất dưa lưới, nhưng quy mô nhỏ và tiêu chuẩn sản xuất chưa cao nên chưa thể đáp ứng cho các thị trường như Nhật Bản (giá gấp đôi trong nước) mà chỉ có thể cung cấp một phần nhu cầu trong nước, tiêu thụ chủ yếu tại các siêu thị. Do đó, tiềm năng và hiệu quả từ việc đầu tư trồng dưa lưới công nghệ cao mang lại là rất lớn.

Triển vọng mô hình trồng dưa lưới tại trang trại Bình Châu - 3

Trồng dưa lưới công nghệ cao ở đâu?

Điều đặc biệt của công nghệ trồng dưa lưới Israel là đòi hỏi kỹ thuật cao từ khâu chuẩn bị khung nhà màng - giống - cây con, điều hòa môi trường và dinh dưỡng theo từng giai đoạn sinh trưởng dưa lưới, cách tỉa cành, lá và tuyển chọn (chừa khoảng 2 trái/cây).

Theo ông Quyết, các trang trại trồng dưa lưới công nghệ cao phải đáp ứng điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng. Vùng đó phải cao, khô ráo thì sẽ dễ trồng hơn những vùng ẩm ướt.

“Cây dưa lưới phù hợp với khí hậu nắng nóng, những vùng ngoài Bắc đưa về trồng thường không đạt về chất lượng quả. Do đó, thị trường này vẫn phải nhập lượng lớn dưa lưới từ miền Nam, trong đó xuất ra Hà Nội khoảng 500 tấn/năm”, ông Quyết cho biết.

Ngoài ra, người trồng còn phải hết sức cẩn trọng với vài loại sâu bệnh gây hại như bọ trĩ, bọ xít và bệnh phấn trắng, bệnh nứt thân chảy nhựa...

Ở Nhật Bản, trước ngày thu hoạch, dưa được dán nhãn đã đánh số và thu hoạch trong khoảng 14 ngày; bảo quản ở 2oC trong 2 tuần và trước khi xuất bán, nâng nhiệt độ lên 20oC trong 1 tuần rồi để ở nhiệt độ phòng trong 3 giờ nhằm hạn chế sốc nhiệt.

Hiện nay, tại khu vực phía nam, các kỹ sư Nhật đã lựa chọn được mô hình dưa lưới tại các trang trại Bình Châu (Bà Rịa – Vũng Tàu) để thực hiện bởi giống cây này đã phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu Bình Châu từ khá lâu nên rất đảm bảo về chất lượng quả.

Từ TP.HCM đến Bình Châu chỉ mất khoảng 90 phút lái xe, rất thuận tiện cho những nhà đầu tư có dự định “rót vốn” vào các mô hình nghỉ dưỡng sinh thái (farmstay).

Công nghệ trồng dưa lưới đòi hỏi kỹ thuật và sự tỉ mỉ, người canh tác phải có kiến thức để nắm bắt được quy trình chăm sóc giống cây này. Tuy nhiên, hiện nay tại các farmstay ở Bình Châu, đội ngũ kỹ sư được đào tạo chuyên nghiệp và công nghệ Nhật Bản sẽ giúp các nhà đầu tư làm việc này.

Theo đánh giá của giới chuyên gia, việc ứng dụng các mô hình trồng cây trong nhà màng ở hầu hết các địa phương cho đến thời điểm hiện nay phần lớn mang tính phong trào, chưa thực sự có những khảo sát nghiên cứu đầy đủ, chưa chuẩn bị tốt nhân lực, chưa làm chủ được quy trình kỹ thuật canh tác trong nhà màng phù hợp với điều kiện khí hậu tại địa phương.

Tuy nhiên, tại các trang trại công nghệ cao tại Bình Châu, nhờ đúc kết được những bài học kinh nghiệm từ các địa phương đi trước, cùng với sự chuẩn bị kỹ lưỡng về nhân lực, nghiên cứu cải tiến quy trình công nghệ nên đã tránh được những hạn chế nêu trên.

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm