1. Dòng sự kiện:
  2. Hàng giá rẻ Trung Quốc đổ bộ

Trà Vinh:

Trái bần hoang dã trở thành đặc sản xuất ngoại

(Dân trí) - Bà Võ Thị Cúc, SN 1952 (ở xã Long Trị, Long Đức, TP Trà Vinh) đã mày mò nghiên cứu để biến trái bần hoang dã thành đặc sản bán trong và ngoài nước. Sản phẩm bột bần, mứt bần của bà được người tiêu dùng ưa thích nhất là ở thành thị.

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA: 

* Ngăn phi công 'nghỉ ốm' bất thường có phạm luật?

* “Góc khuất” đằng sau bảng cân đối kế toán các ngân hàng

* Nguyên tắc chọn mua chung cư đúng phong thủy

* NCB chuyển đổi mô hình tham gia thanh toán liên ngân hàng

* Đặc sản thanh long Bình Thuận chính thức... "Bắc tiến"!

* Giá USD giảm sâu, Ngân hàng Nhà nước lại phát tín hiệu mới

Bà Cúc cùng chồng suốt mấy chục năm liền ở nhờ đất khu nông trường thuộc cù lao Long Trị nằm giữa sông Hậu. Xung quanh cù lao là đất bãi bồi, cây bần mọc thành rừng nên người dân nơi đây tận dụng lấy gỗ, rễ làm nút chai, trái bần thì nấu canh chua. Tuy nhiên để biến trái bần hoang dã thành món đặc sản là cả một chặng đường dài.
 
Bà Cúc cho biết: “Năm 2006, khi đất cù lao này được lập khu du lịch tôi mới mở quán nước giải khát, ăn uống phục vụ du khách. Những món ăn tôi chọn đều là thức ăn đồng quê như: cá bống sao, lịch, cá bông lau, cá tra bần… nhưng nấu chua với me, cơm mẻ là quá bình thường nên tôi chọn trái bần nấu để có vị lạ. Vậy mà du khách ăn rất thích thú nhưng đến tháng 2 (AL) là hết mùa bần chín không có để bán nên tôi suy nghĩ tìm cách trữ trái bần để sử dụng lâu như người ta bảo quản con cá, con tôm…”.

Bột bành phẩm của bà Cúc được xuất ngoại
Bột bành phẩm của bà Cúc được xuất ngoại

Trái bần được bà Cúc bảo quản bằng cách làm nhuyễn, xay thành bột nhưng gặp thất bại nhiều lần vì vỏ bần chát, hạt nhiều. Bà Cúc kể lại: “Ban đầu đem trái bần dốt (gần chín) luộc chín thì chà ra màu bần đen thui không sử dụng được. Sau đó tôi chọn trái bần chín chà ra nhưng vỏ trái bần có vị chát cũng không nấu canh chua được và thất bại thêm lần nữa. Sau đó tôi chọn cách gọt vỏ bần rồi chà lấy hạt để nấu thành bột bần mới dự trữ được mấy tháng không có trái bần chín cây”.

Sau thời gian nghiên cứu, bà Cúc chế biến thành công bột bần, mứt bần
Sau thời gian nghiên cứu, bà Cúc chế biến thành công bột bần, mứt bần

Sau khi làm bột bần thành công, bà Cúc chỉ bán cho khách đến quán ăn uống ngay tại nhà. Sau đó khách thấy ngon đòi mua đem về nhà sử dụng nên bà mới nghiên cứu bỏ vào hủ khoảng 300 gram bán cho du khách. Từ đó, khách hàng gần xa biết tiếng bà mới bỏ mối các cửa hàng, siêu thị và xuất sang cả nước ngoài.

Trái bần quê bình dị được bà Cúc tuyển lựa, sản xuất ra bột bồn dùng nấu lẩu chua, canh chua
Trái bần quê bình dị được bà Cúc tuyển lựa, sản xuất ra bột bồn dùng nấu lẩu chua, canh chua

Mới học hết lớp 8 nên bà Cúc không biết gì về đăng ký thương hiệu, trưng bày sản phẩm hay đầu tư máy móc để sản xuất. Tuy nhiên nhờ vào Trung tâm Khuyến công tỉnh Trà Vinh hỗ trợ đăng ký nhãn hiệu, giấy phép kinh doanh, máy sản xuất ra bột bần… Bà Cúc cho biết: “Lúc đó tôi cứ nghĩ làm ra bột bần để bán quán ăn rồi cao lắm là bán cho du khách đem về dùng chứ đâu nghĩ thành lập cơ sở, nhãn hiệu hàng hoá rồi đến xuất khẩu như bây giờ”.
 
Nhờ vào việc giới thiệu sản phẩm ở các hội chợ hàng Việt nên sản phẩm bột bần, mứt bần… với thương hiệu Thuỷ Tiên của bà được nhiều khách hàng biết đến. Mỗi năm cơ sở  làm ra được khoảng 20 tấn bột, mức bần cung ứng cho thị trường.

Trái bần hoang dã có nhiều ở vùng đất bãi bổi được bà Cúc tận dụng sản xuất bột bần
Trái bần hoang dã có nhiều ở vùng đất bãi bổi được bà Cúc tận dụng sản xuất bột bần

Chuyện trái bần hoang dã của bà Cúc được xuất ngoại cũng hết sức tình cờ. Bà Cúc kể lại: “Mấy năm trước ông Tú (Việt kiều Đức) xem trên ti vi thấy quay cảnh tôi làm bột bần để nấu lẩu chua bán cho du khách, ông cho rằng tôi nói xạo vì ở xứ sở này mấy chục năm mà không nghe ai làm bột bần. Lúc đó ông kêu người em ở tỉnh Trà Vinh thuê nguyên chiếc ghe sang vùng đất cồn này xem mới tin là thật. Do làm nghề bán quán ăn bên Đức nên năm nào ông đều đặt 1 thùng 50 hủ đem về bên đó bán cho tới nay”.
 
Ngoài ra, nhiều khách du lịch nước ngoài, Việt kiều về nước cũng tìm mua bột bần đem ra nước ngoài sử dụng trong thời gian dài.

Cơ sở của bà Cúc được hỗ trợ máy móc để sản xuất bột bần
Cơ sở của bà Cúc được hỗ trợ máy móc để sản xuất bột bần

Nhờ sản xuất thành công bột bần mà bà Cúc tạo việc làm thường xuyên cho 30 lao động ở vùng cù lao heo hút này với mức lương công nhật từ 100 đến 150 ngàn đồng/ngày. Trái bần hoang dã từ thứ bỏ đi rụng đầy ở ven bãi bồi giờ được bà con thu hoạch, lượm quả bán với giá khoảng 7.000 đồng/kg. Hiện tại ngoài sản phẩm bột bần, mức bần, bà Cúc dang nghiên cứu để làm ra sản phẩm kẹo bần, rượu bần để để giúp trái bần ở quê mình vươn xa và phục vụ nhiều hơn nhu cầu của người tiêu dùng.

Minh Giang
 

Hà Nội: Tận mục bến xe khách ngầm trên “đất vàng”

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm