1. Dòng sự kiện:
  2. Hàng giá rẻ Trung Quốc đổ bộ

Tony Blair: Cải cách không vấp phải phản đối là cải cách tồi

(Dân trí) - Với vai trò cố vấn cấp cao Chính phủ Việt Nam, kinh nghiệm cải cách khi còn tại nhiệm, cựu Thủ tướng Anh Tony Blair đã chia sẻ các vấn đề cải cách Doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) và cho rằng: Cải cách không vấp phải phản đối là cải cách tồi và cần phải xem lại.

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA: 

* Thủ tướng lệnh đổi chủ đầu tư Dự án khu đô thị xi măng Hải Phòng

* Ưu tiên cho vay hỗ trợ hộ nghèo làm nhà ở

* Cơ chế tiền lương tại VDB: Được chuyển lỗ sang năm sau nếu chi vượt thu

* Chính phủ “lệnh” kiên quyết sắp xếp, cơ cấu lại ngân hàng yếu kém

* NTK Minh Hạnh lên tiếng về áo dài mới của tiếp viên Vietnam Airlines

* Máy bay Thổ Nhì Kỳ chở 238 người lao khỏi đường băng

Chiều ngày 4/3 sau khi làm việc với Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng về cổ phần hóa (CPH) Vietnam Airlines, ông Blair đã có buổi làm việc với Bộ Kế hoạch & Đầu tư (KH&ĐT) cùng nhiều chuyên gia, học giả kinh tế Việt Nam về các vấn đề của cải cách DNNN, hợp tác công tư (PPP) và thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Đây là 3 chủ đề do Bộ KH-ĐT đặt hàng sau 10 tháng nghiên cứu của Văn phòng Tony Blair (Tony Blair Associates) tại Việt Nam

Cổ phần 5% là xong thì có gì thay đổi?

Mở đầu cuộc đối thoại, Bộ trưởng KH&ĐT Bùi Quang Vinh đưa ra những số liệu về cải cách DNNN, ông cho biết: Từ con số 12.000 DNNN trong năm 1990, đến nay Việt Nam đã giảm được còn 5.600 DNNN, trong đó 800 là 100% vốn Nhà nước, còn lại đã được CPH ở nhiều mức độ khác nhau. Các DN này đang được giao quản lý một khối tài sản khổng lồ - 3 triệu tỷ đồng, trong đó vốn nhà nước 1,1 triệu tỷ đồng.

Tony Blair: Cải cách không vấp phải phản đối là cải cách tồi
CPH trong các DNNN rất thấp, nhất là các tập đoàn lớn, có nơi bán cổ phần không quá 5%, Nhà nước vẫn nắm giữ vốn 95%

“DNNN đang chi phối nhiều ngành, lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế, chỉ chiếm 1% tổng số DN nhưng đóng góp 85% sản lượng điện, 90% dịch vụ viễn thông, 56% tài chính tín dụng, 70% đầu mối xuất khẩu gạo... Nhưng hiệu quả và vai trò trong nền kinh tế quốc dân của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước, nhất là những doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, vẫn còn tranh cãi", Bộ trưởng Bùi Quang Vinh nói.

Tuy nhiên, nhận định về CPH và công tác cải cách của DNNN chưa đi vào thực chất, Bộ trưởng Vinh chỉ rõ: Sau 20 năm thực hiện chủ chương cổ phần hóa DNNN đã được xác định là thành công, nhìn số lượng DNNN được cổ phần thấy chuyển biến rõ nét và tốt. Nhưng khi vào thực tế, lại thấy còn nhiều vấn đề. Đó là, tỉ trọng CPH trong các DNNN rất thấp, nhất là các tập đoàn lớn, có nơi bán cổ phần không quá 5%, Nhà nước vẫn nắm giữ vốn 95%.

"Nếu chỉ như thế đã coi là CPH xong, thì những tập đoàn, tổng công ty này đâu có gì thay đổi. Bộ máy tổ chức vẫn thế, nhân sự vẫn thế, quy trình xét duyệt vẫn vậy. Việc quản trị doanh nghiệp mong thay đổi được theo hướng hiện đại, dân chủ, có kiểm soát, cũng không đạt được. Chưa kể, mới 5-10% đã được coi là CPH xong, được hoạt động như mô hình doanh nghiệp cổ phần, sẽ tạo kẽ hở trong quản lý, quyền cao lên mà kiểm soát thấp đi, rất nguy hiểm cho nền kinh tế, ta đã có nhiều bài học, phải trả giá", Bộ trưởng Vinh nói rõ.

Bộ trưởng Vinh nói thêm: "Vì vậy phải làm thực chất, để có nhiều cổ đông tham gia và có vai trò trong quản trị, nâng cao chất lượng doanh nghiệp. Đảng và Chính phủ đã khẳng định DNNN vẫn là lực lượng nòng cốt của nền kinh tế, vậy tới đây vai trò của DNNN sẽ đến đâu, ở những lĩnh vực nào, mức độ, liều lượng...".

Cải cách sẽ luôn vấp phải sự phản kháng

Tham gia buổi thảo luận với ông Blair có mặt của nhiều quan chức Chính phủ, các học giả, chuyên gia kinh tế trong nước cùng đại diện các DNNN đã và đang trong quá trình xây dựng chính sách và áp dụng CPH các DNNN. Nhiều câu hỏi đặt ra xung quanh những khó khăn vướng mắc từ việc CPH các DNNN xuất phát từ yếu tố con người, những người không muốn hoặc không thích cổ phần hóa, cựu Thủ tướng Anh khẳng định: Tất cả thay đổi đều khó khăn, vì khi thay đổi 1 hệ thống bao giờ cũng có người không thích sự thay đổi đó.

"Khi còn làm Thủ tướng Anh cũng như khi cố vấn cho các Chính phủ và tổ chức trên thế giới, mợi cải cách và thay đổi đều vấp phải sự phản đối, không ít thì nhiều. Tuy nhiên, hãy cố gắng làm vì qua thời gian, cải cách tạo ra được lợi ích và sự ủng hộ đó sẽ lớn hơn sự phản kháng", ông Blair cho biết.

Thế giới thay đổi nhanh, nếu ko thay đổi bản thân mình bao giờ cũng tụt hậu lại
Thế giới thay đổi nhanh, nếu ko thay đổi bản thân mình bao giờ cũng tụt hậu lại

Ông Blair cho biết thêm: bài học ở thế giới hay tại Anh, là cải cách DNNN tuy có sự phản kháng ban đầu nhưng sau này đã dẫn tới thu hút nhiều đầu tư FDI, sức mạnh của nền kinh tế là kết quả của cái cách trong 30 năm qua đã thực hiện và cuối cùng đem lại sức mạnh cho nền kinh tế.

“Hồi tôi còn làm Thủ tướng bắt đầu tư nhân hóa, nhiều chống đối ngay từ người lao động và đại diện của họ. Thế giới thay đổi nhanh, nếu ko thay đổi bản thân mình bao giờ cũng tụt hậu lại, khi chúng tôi tư nhân hóa công ty viễn thông của Anh, phản đối ghê gớm, tôi phải đứng cả đêm ở Quốc hội để giải trình. Tuy nhiên đến nay, có ai bảo lại quay trở lại quốc hữu hóa DN viễn thông ấy thì chắc chắn sẽ bị phản đối ngược lại”, ông Blair cho biết.

Ông Blair chỉ rõ thêm: Nhà nước có tầm quan trọng chiến lược trong một số lĩnh vực, cần có để đảm bảo phúc lợi xã hội, lợi ích quốc gia, đặt ra khuôn khổ cho nền kinh tế. Nhưng nhà nước không giỏi điều hành các tổ chức kinh doanh, và không giỏi trong đổi mới, sáng tạo. Việt Nam có lợi thế là trên thế giới có nhiều ví dụ, cả thành công và thất bại, ở cả những nước đang phát triển và phát triển, để rút kinh nghiệm và học tập:

Ai cũng gật thì chưa phải đổi mới

Trả lời các câu hỏi của các chuyên gia, học giả Việt Nam tại Hội nghị về cơ chế nhân sự, quản lý, sở hữu và hình mẫu cải cách DNNN thế nào cho phù hợp, cựu Thủ tướng Anh cho đưa ra cho biết: "Tại Anh, khi bắt tay vào cải cách giáo dục, nhà trường, chúng tôi chọn ngôi trường mọi người nhận định là yếu kém để người ta không cho ngôi trường ấy tồn tại là hiệu quả.

Như vậy, kinh nghiệm của chúng tôi là khi bắt đầu cải cách phải lựa chọn cẩn thận để làm sao có kết quả. Lời khuyên của tôi là chọn được dự án điển hình, thiết thực để chỉ cho người ta thấy và nhân rộng. Khi tôi còn làm việc ở Chính phủ Anh, nếu không có chống đối là cải cách tồi, không la hét phản đối cũng phải xem lại và có thể đề xuất đó không phải là hay".

Những nền kinh tế thành công trên thế giới hôm nay điển hình như Singapore, những năm 60 họ là những nước thuộc thế giới thứ - kém phát triển nhất. Đến nay, đã có nhiêu nước nền kinh tế thứ 3 giờ đã là hàng đầu, câu trả lời rõ ràng vì họ cởi mở nền kinh tế, vai trò Nhà nước sang kiến tạo, chiến lược và để cho tư nhân phát triển. Ngành công nghiệp xe hơi của Anh những năm 80 thay đổi, không phải do Anh, mà do Nhật Bản, họ thay đổi hoàn toàn công nghiệp ô tô của chúng tôi, và các DN Anh đã phải học hỏi nếu để có ngày hôm nay.

“Đúng là cải cách ko có phản đối không phải cải cách, vì không đụng chạm ai. phản đối, chưa đồng thuận để làm cải cách tốt hơn. Tất cả không phải ngại khi đưa ra quan điểm mới, cách làm mới. Vì phản đối là chúng ta đang đổi mới, còn cái gì đưa ra ai cũng gật thì chưa có gì đổi mới cả”, Bộ trưởng Vinh tán đồng quan điểm với ông Blair.

Nguyễn Tuyền

Hà Nội: Tận mục bến xe khách ngầm trên “đất vàng”

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm