Tín đồ hàng hiệu châu Á vui mừng vì... khủng hoảng châu Âu
(Dân trí) - Sự mất giá của đồng Euro đã giúp những “con nghiện” đồ hiệu từ châu Á tiết kiệm được khối tiền khi mua sắm tại châu Âu.
(Ảnh minh họa: Luxuo)
Bà Ayie Aligada, 53 tuổi, đến từ Manila, Philippines, vừa tậu một chiếc túi xách hiệu Chloe với giá 1.475 Euro, tương đương 1.857 USD, nhân chuyến du lịch châu Âu kéo dài một tháng. Việc tỷ giá đồng Peso tăng 4% so với đồng Euro trong mấy tuần trước đó đã giúp bà được lợi rõ ràng trong vụ sắm túi hiệu này.
Theo tờ Business Week, còn có rất nhiều người châu Á khác như Aligada tới Paris, Barcelona và Rome để sắm đồ hiệu thời gian gần đây. Cảnh các khách hàng châu Á xếp hàng dài bên ngoài các cửa hàng xa xỉ không còn xa lạ ở những thành phố này. Tuy nhiên, xu hướng sắm đồ hiệu tại châu Âu của người châu Á còn gia tăng trong thời gian gần đây khi cuộc khủng hoảng nợ châu Âu khiến đồng Euro mất giá so với các đồng tiền châu Á. Sự mất giá của đồng Euro đã giúp những “con nghiện” đồ hiệu từ châu Á tiết kiệm được khối tiền khi mua sắm tại châu Âu.
Cô Elaine Chua, một bà nội trợ 32 tuổi người Singapore, đã tới Paris 4 ngày vào tháng Tư vừa rồi để tiết kiệm một khoản 1.500 Đôla Singapore (1.178 USD) khi mua một chiếc túi Chanel. Số tiền tiết kiệm được đủ để cô mua vé máy bay về nước. Anh Pongsak Luangram, 41 tuổi, một giảng viên từ Bangkok, Thái Lan thì hủy chuyến đi Nhật, và thay vào đó là một chuyến đi Italy vào tháng 5 để sắm một chiếc áo jacket hiệu Ferrari.
Từ đầu năm đến nay, đồng Peso của Philippines đã tăng giá 19% so với đồng Euro, đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc thì tăng 17%.
Cùng với đó là sự gia tăng mạnh của số du khách từ các nước châu Á đặt tour tới châu Âu. Trong quý 1 năm nay, số khách đặt tour đi Pháp tại các đại lý du lịch ở Manila đã tăng 30%. Theo dự báo, số lượng du khách Trung Quốc thăm Pháp sẽ tăng 12% trong năm nay lên 494.900 lượt, thăm Đức dự kiến tăng 13% lên 276.000 lượt. Số du khách Đài Loan thăm châu Âu trong 5 tháng đầu năm nay đã tăng 8,2% so với cùng kỳ năm trước, lên 101.372 lượt.
Cũng trong quý 1, số khách châu Á tới thăm Italy đã tăng 22% so với cùng kỳ năm ngoái, lên mức 354.000 lượt. Chi tiêu của khách châu Á tại đất nước mỳ ống tăng 24%, lên mức 462 triệu Euro - theo số liệu của Ngân hàng Trung ương Italy.
Chi tiêu của các khách hàng châu Á là nguồn hỗ trợ tốt cho các khách sạn, cửa hiệu và nhà hàng ở châu Âu giữa lúc bối cảnh nhu cầu của người dân ở lục địa già giảm mạnh vì khủng hoảng nợ.
Các hãng bán lẻ đồ hiệu châu Âu đều đã chuẩn bị sẵn sàng để phục vụ khách châu Á tốt hơn. Hãng Ermenegildo Zegna SpA thì chuẩn bị thêm nhiều mẫu hàng mà người châu Á ưa chuộng, trong khi hãng Prada SpA cân nhắc khả năng tăng giá bán sản phẩm thêm chừng 10%. Zegna đã phối hợp chặt chẽ với các công ty điều hành tour để đảm bảo du khách tìm được đúng địa chỉ cửa hàng của hãng, còn Prada thì rất chuộng khách hàng Trung Quốc.
Nhiều hãng đồ hiệu của châu Âu cho biết doanh số của họ tại thị trường nhà tăng mạnh từ đầu năm đến nay nhờ lực mua của du khách nước ngoài. Chẳng hạn, trong quý 1 năm nay, doanh thu của hãng Gucci tăng 15%.
“Với tốc độ tăng trưởng kinh tế của châu Âu suy giảm và cuộc khủng hoảng nợ còn lơ lửng, đồng Euro sẽ còn tiếp tục mất giá so với các đồng tiền của châu Á. Tỷ giá hối đoái đang ủng hộ dân mua sắm châu Á cũng như các công ty du lịch ở châu Âu”, ông Akira Takei, một chuyên gia của công ty quản lý tài sản Mizuho Asset Management ở Tokyo, nhận xét.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo, các nền kinh tế đang phát triển ở khu vực châu Á sẽ tăng trưởng 7,3% trong năm nay, so với mức suy giảm 0,3% ở khối Eurozone gồm 17 thành viên. Hiện tại, Italy, Hy Lạp và Bồ Đào Nha đã rơi vào suy thoái. Kinh tế Tây Ban Nha trong quý 1 suy giảm 0,3% so với cùng kỳ năm trước, kinh tế Hà Lan suy giảm 0,8%, kinh tế Pháp chỉ tăng trưởng 0,3%, thấp nhất kể từ năm 2009.
Tỷ giá đồng Peso của Philippines so với đồng Euro hiện ở mức cao nhất từ tháng 10/2002. Đồng Đôla Singapore thì đã tăng giá 12% so với Euro trong vòng 1 năm qua. Mức tăng trung bình của 11 đồng tiền được sử dụng rộng rãi nhất của châu Á so với đồng Euro trong 1 năm trở lại đây là 11%.
“Chúng tôi vớ được món hời nhờ tỷ giá”, bà Aligada nhận xét.
Do các loại thuế, giá đồ hiệu ở nhiều nước châu Á thường cao hơn đáng kể so với ở châu Âu. Với tỷ giá các đồng tiền châu Á so với Euro tăng, thì khoảng chênh lệch giá này càng được nới rộng, khiến du khách châu Á càng có lý do đi châu Âu để sắm đồ hiệu.
Chẳng hạn, Trung Quốc áp thuế nhập khẩu và các loại thuế khác tương đương khoảng 30% giá trị của các loại túi xách cao cấp và 50% đối với mặt hàng mỹ phẩm. Trong quý 1 năm nay, tỷ giá đồng Nhân dân tệ tăng so với Euro khiến giá hàng của hãng Louis Vuitton ở Trung Quốc bị đội lên cao hơn 47% so với ở Pháp.
Theo số liệu từ Hội đồng Lữ hành và du lịch Thế giới ở London, lĩnh vực lữ hành và du lịch đóng góp 7,9% GDP của Liên minh châu Âu (EU). Du khách, chủ yếu từ châu Á, đóng góp 35-60% doanh thu thị trường hàng xa xỉ ở châu Âu. Trong quý 1 năm nay, chi tiêu tại các cửa hàng miễn thuế ở châu Âu của khách Trung Quốc đã tăng 69%, của khách Malaysia tăng 54%, và của khách Thái Lan tăng 52%.
Sự giàu lên trông thấy của người châu Á cũng là lý do phía sau xu hướng đi châu Âu sắm đồ hiệu. Theo nghiên cứu mới đây của hãng Capgemini SA và RBC Wealth Management, châu Á hiện có 3,37 triệu triệu phú, tăng 1,6% so với năm ngoái, đồng thời vượt số triệu phú ở Mỹ. Nước Mỹ hiện có 3,35 triệu triệu phú, giảm 1,1% so với năm ngoái. Trong vòng 3 năm qua, số triệu phú ở Trung Quốc đã tăng gấp 3 lần, lên mức 1,4 triệu người.
Đồng Baht tăng giá 12% so với đồng Euro trong năm qua đã khuyến khích ông Pongsak, giảng viên người Thái, mua một chiếc túi Louis Vuitton cho mình và một chiếc túi Furla cho vợ. “Khủng hoảng nợ châu Âu vẫn chưa được giải quyết, tôi không cho là đồng Euro sẽ sớm tăng giá”, ông Pongsak dự báo.
Cô Chua, bà nội trợ người Singapore, thì cho rằng, chẳng có lý do gì mà không tận dụng cơ hội tỷ giá để mua hàng hiệu với giá hời. Trong chuyến đi châu Âu này, Chua đã sắm cho mình một chiếc túi Chanel Classic ánh kim. “Đồng Euro chắc còn mất giá thêm trong năm tới. Tôi đã tính chuyện sẽ lại đi Paris lần nữa”, Chua nói.
Theo tờ Business Week, còn có rất nhiều người châu Á khác như Aligada tới Paris, Barcelona và Rome để sắm đồ hiệu thời gian gần đây. Cảnh các khách hàng châu Á xếp hàng dài bên ngoài các cửa hàng xa xỉ không còn xa lạ ở những thành phố này. Tuy nhiên, xu hướng sắm đồ hiệu tại châu Âu của người châu Á còn gia tăng trong thời gian gần đây khi cuộc khủng hoảng nợ châu Âu khiến đồng Euro mất giá so với các đồng tiền châu Á. Sự mất giá của đồng Euro đã giúp những “con nghiện” đồ hiệu từ châu Á tiết kiệm được khối tiền khi mua sắm tại châu Âu.
Cô Elaine Chua, một bà nội trợ 32 tuổi người Singapore, đã tới Paris 4 ngày vào tháng Tư vừa rồi để tiết kiệm một khoản 1.500 Đôla Singapore (1.178 USD) khi mua một chiếc túi Chanel. Số tiền tiết kiệm được đủ để cô mua vé máy bay về nước. Anh Pongsak Luangram, 41 tuổi, một giảng viên từ Bangkok, Thái Lan thì hủy chuyến đi Nhật, và thay vào đó là một chuyến đi Italy vào tháng 5 để sắm một chiếc áo jacket hiệu Ferrari.
Từ đầu năm đến nay, đồng Peso của Philippines đã tăng giá 19% so với đồng Euro, đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc thì tăng 17%.
Cùng với đó là sự gia tăng mạnh của số du khách từ các nước châu Á đặt tour tới châu Âu. Trong quý 1 năm nay, số khách đặt tour đi Pháp tại các đại lý du lịch ở Manila đã tăng 30%. Theo dự báo, số lượng du khách Trung Quốc thăm Pháp sẽ tăng 12% trong năm nay lên 494.900 lượt, thăm Đức dự kiến tăng 13% lên 276.000 lượt. Số du khách Đài Loan thăm châu Âu trong 5 tháng đầu năm nay đã tăng 8,2% so với cùng kỳ năm trước, lên 101.372 lượt.
Cũng trong quý 1, số khách châu Á tới thăm Italy đã tăng 22% so với cùng kỳ năm ngoái, lên mức 354.000 lượt. Chi tiêu của khách châu Á tại đất nước mỳ ống tăng 24%, lên mức 462 triệu Euro - theo số liệu của Ngân hàng Trung ương Italy.
Chi tiêu của các khách hàng châu Á là nguồn hỗ trợ tốt cho các khách sạn, cửa hiệu và nhà hàng ở châu Âu giữa lúc bối cảnh nhu cầu của người dân ở lục địa già giảm mạnh vì khủng hoảng nợ.
Các hãng bán lẻ đồ hiệu châu Âu đều đã chuẩn bị sẵn sàng để phục vụ khách châu Á tốt hơn. Hãng Ermenegildo Zegna SpA thì chuẩn bị thêm nhiều mẫu hàng mà người châu Á ưa chuộng, trong khi hãng Prada SpA cân nhắc khả năng tăng giá bán sản phẩm thêm chừng 10%. Zegna đã phối hợp chặt chẽ với các công ty điều hành tour để đảm bảo du khách tìm được đúng địa chỉ cửa hàng của hãng, còn Prada thì rất chuộng khách hàng Trung Quốc.
Nhiều hãng đồ hiệu của châu Âu cho biết doanh số của họ tại thị trường nhà tăng mạnh từ đầu năm đến nay nhờ lực mua của du khách nước ngoài. Chẳng hạn, trong quý 1 năm nay, doanh thu của hãng Gucci tăng 15%.
“Với tốc độ tăng trưởng kinh tế của châu Âu suy giảm và cuộc khủng hoảng nợ còn lơ lửng, đồng Euro sẽ còn tiếp tục mất giá so với các đồng tiền của châu Á. Tỷ giá hối đoái đang ủng hộ dân mua sắm châu Á cũng như các công ty du lịch ở châu Âu”, ông Akira Takei, một chuyên gia của công ty quản lý tài sản Mizuho Asset Management ở Tokyo, nhận xét.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo, các nền kinh tế đang phát triển ở khu vực châu Á sẽ tăng trưởng 7,3% trong năm nay, so với mức suy giảm 0,3% ở khối Eurozone gồm 17 thành viên. Hiện tại, Italy, Hy Lạp và Bồ Đào Nha đã rơi vào suy thoái. Kinh tế Tây Ban Nha trong quý 1 suy giảm 0,3% so với cùng kỳ năm trước, kinh tế Hà Lan suy giảm 0,8%, kinh tế Pháp chỉ tăng trưởng 0,3%, thấp nhất kể từ năm 2009.
Tỷ giá đồng Peso của Philippines so với đồng Euro hiện ở mức cao nhất từ tháng 10/2002. Đồng Đôla Singapore thì đã tăng giá 12% so với Euro trong vòng 1 năm qua. Mức tăng trung bình của 11 đồng tiền được sử dụng rộng rãi nhất của châu Á so với đồng Euro trong 1 năm trở lại đây là 11%.
“Chúng tôi vớ được món hời nhờ tỷ giá”, bà Aligada nhận xét.
Do các loại thuế, giá đồ hiệu ở nhiều nước châu Á thường cao hơn đáng kể so với ở châu Âu. Với tỷ giá các đồng tiền châu Á so với Euro tăng, thì khoảng chênh lệch giá này càng được nới rộng, khiến du khách châu Á càng có lý do đi châu Âu để sắm đồ hiệu.
Chẳng hạn, Trung Quốc áp thuế nhập khẩu và các loại thuế khác tương đương khoảng 30% giá trị của các loại túi xách cao cấp và 50% đối với mặt hàng mỹ phẩm. Trong quý 1 năm nay, tỷ giá đồng Nhân dân tệ tăng so với Euro khiến giá hàng của hãng Louis Vuitton ở Trung Quốc bị đội lên cao hơn 47% so với ở Pháp.
Theo số liệu từ Hội đồng Lữ hành và du lịch Thế giới ở London, lĩnh vực lữ hành và du lịch đóng góp 7,9% GDP của Liên minh châu Âu (EU). Du khách, chủ yếu từ châu Á, đóng góp 35-60% doanh thu thị trường hàng xa xỉ ở châu Âu. Trong quý 1 năm nay, chi tiêu tại các cửa hàng miễn thuế ở châu Âu của khách Trung Quốc đã tăng 69%, của khách Malaysia tăng 54%, và của khách Thái Lan tăng 52%.
Sự giàu lên trông thấy của người châu Á cũng là lý do phía sau xu hướng đi châu Âu sắm đồ hiệu. Theo nghiên cứu mới đây của hãng Capgemini SA và RBC Wealth Management, châu Á hiện có 3,37 triệu triệu phú, tăng 1,6% so với năm ngoái, đồng thời vượt số triệu phú ở Mỹ. Nước Mỹ hiện có 3,35 triệu triệu phú, giảm 1,1% so với năm ngoái. Trong vòng 3 năm qua, số triệu phú ở Trung Quốc đã tăng gấp 3 lần, lên mức 1,4 triệu người.
Đồng Baht tăng giá 12% so với đồng Euro trong năm qua đã khuyến khích ông Pongsak, giảng viên người Thái, mua một chiếc túi Louis Vuitton cho mình và một chiếc túi Furla cho vợ. “Khủng hoảng nợ châu Âu vẫn chưa được giải quyết, tôi không cho là đồng Euro sẽ sớm tăng giá”, ông Pongsak dự báo.
Cô Chua, bà nội trợ người Singapore, thì cho rằng, chẳng có lý do gì mà không tận dụng cơ hội tỷ giá để mua hàng hiệu với giá hời. Trong chuyến đi châu Âu này, Chua đã sắm cho mình một chiếc túi Chanel Classic ánh kim. “Đồng Euro chắc còn mất giá thêm trong năm tới. Tôi đã tính chuyện sẽ lại đi Paris lần nữa”, Chua nói.
Phương Anh
Theo Business Week
Theo Business Week