Tiết kiệm chi phí, doanh nghiệp thuê hãng luật

Chi phí thuê luật sư quá cao, hiệu quả công việc chưa đáp ứng được yêu cầu,… là những nguyên nhân khiến nhiều doanh nghiệp lựa chọn phương án thuê ngoài những văn phòng luật sư, công ty luật.

Ngày nay, để đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp, đòi hỏi luật sư phải có nhiều năm kinh nghiệm, kiến thức chuyên môn đa dạng, khả năng sử dụng ngoại ngữ tốt và các kỹ năng mềm để giải quyết công việc… Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy, việc chiêu mộ luật sư đáp ứng những yêu cầu này là điều không dễ dàng, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp nhỏ khi nguồn kinh phí eo hẹp.
 
Tiết kiệm chi phí, doanh nghiệp thuê hãng luật

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:

Trao đổi với hãng luật PLF về “hình ảnh” của một luật sư giỏi, hãng luật này cho biết “Nếu bàn đến kinh nghiệm thì độ chín của nghề luật sư sẽ là độ tuổi 40; Nếu yêu cầu ngoại ngữ thì phải ở mức độ thành thạo mới có thể soạn thảo hợp đồng; Nếu đề cập chuyên môn thì luật sư phải am hiểu nhiều vấn đề pháp lý phát sinh trong doanh nghiệp;

Và nếu nói đến kỹ năng thì luật sư phải có khả năng trình bày khi tư vấn, phải khéo léo khi giải quyết tranh chấp và có những mối quan hệ cần thiết để xúc tiến công việc…”

Ngay cả khi có nguồn kinh phí dồi dào, các doanh nghiệp lớn cũng ưu tiên lựa chọn phương án thuê ngoài những công ty luật để đảm bảo công việc được thực hiện nhanh chóng.

Loại hình thuê ngoài luật sư đang được phát triển dưới nhiều tên gọi khác nhau “Dịch vụ luật sư nội bộ”, “Luật sư doanh nghiệp”, “ Luật sư riêng”, “Tư vấn pháp lý thường xuyên,…” Đây là một loại hình dịch vụ pháp lý du nhập từ nước ngoài với nhiều ưu điểm cho phép doanh nghiệp giảm thiểu chi phí nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả công việc tốt.

Về chi phí

Doanh nghiệp không phải mất khoản phí trả lương cho luật sư và chuyên viên làm việc tại doanh nghiệp. Thay vào đó, hãng luật cung cấp dịch vụ sẽ đóng vai trò như một bộ phận pháp lý chuyên biệt của doanh nghiệp, chịu trách nhiệm thực hiện mọi công việc pháp lý doanh nghiệp yêu cầu với mức phí chỉ bằng khoảng 1/2 (theo kinh nghiệm của Hãng luật PLF).

Tuỳ theo đơn vị cung cấp dịch vụ mà hình thức tính phí cũng khá linh hoạt, doanh nghiệp có thể lựa chọn thanh toán một khoản phí cố định hàng tháng, theo giờ hoặc theo thoả thuận khác.

Về hiệu quả công việc

Một hãng luật có nhiều năm kinh nghiệm giải quyết các vụ việc của khách hàng sẽ có khả năng đưa ra giải pháp hiệu quả và ít sai sót hơn.

Mặt khác, hãng luật là nơi quy tụ nhiều luật sư có chuyên môn ở nhiều lĩnh vực khác nhau, doanh nghiệp có thể tận dụng thế mạnh của từng luật sư để giải quyết các vấn đề đặc thù về thuế, thương mại, lao động, đầu tư… mà không cần phải tuyển nhiều nhân sự có chuyên môn ở từng lĩnh vực.

Và nếu việc điều chỉnh giấy phép, lập dự án đầu tư, bổ sung quyền xuất nhập khẩu và phẩn phối hàng hoá… là khó khăn của nhiều doanh nghiệp, thì đây lại là thế mạnh của các hãng luật. Họ thường xuyên giúp khách hàng thực hiện những thủ tục này, chính vì vậy, lợi thế về mặt kinh nghiệm và mối quan hệ của hãng luật có thể hỗ trợ doanh nghiệp tiết kiệm được khá nhiều thời gian và chi phí cơ hội.

Lưu ý

Một số hãng luật cung cấp dịch vụ luật sư nội bộ hiện nay chỉ dừng lại ở giải pháp tư vấn, nghĩa là hãng luật chỉ có trách nhiệm cung cấp giải pháp, còn doanh nghiệp phải tự thực hiện các công việc dựa trên giải pháp tư vấn đó. Điều này gây ra không ít khó khăn cho doanh nghiệp khi thực hiện các công việc đòi hỏi chuyên môn cao như soạn thảo hợp đồng, thu hồi nợ, làm việc với cơ quan chức năng…

Là một hãng luật có nhiều năm kinh nghiệm trong loại hình dịch vụ này, PLF chia sẻ “Thông thường, khách hàng sẽ yêu cầu chúng tôi trực tiếp thực hiện các công việc pháp lý, chứ không chỉ đơn thuần là tư vấn. Hơn nữa, việc doanh nghiệp tự thực hiện các công việc đòi hỏi nhiều chuyên môn pháp lý có thể gây ra sai sót nghiêm trọng nếu không am hiểu luật”

Vì vậy, khi lựa chọn những đôi tác cung cấp dịch vụ này, doanh nghiệp cần lưu ý chi tiết các thoả thuận dịch vụ.

L. T. A.

Hà Nội: Tận mục bến xe khách ngầm trên “đất vàng”