ĐBSCL:

Thương lái Việt “sính” lúa Campuchia, bỏ mua lúa nhà?

(Dân trí) - Giá lúa liên tục giảm, nông dân đứng ngồi không yên, mỏi cổ chờ thương lái, nhiều thương lái thấy lỗ bỏ luôn tiền đặt cọc. Nhưng tại những vùng biên giới, cửa khẩu Việt Nam - Campuchia, mỗi ngày có hàng trăm tấn lúa Campuchia được thương lái Việt săn đón, thu mua.

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:

* Cách chức Chủ tịch, Tổng giám đốc, 21% vốn Cienco được bán cho nhà đầu tư chiến lược

* Lỗ triền miên, đối mặt cửa tử hủy niêm yết

* Bộ GTVT kiến nghị khởi tố vụ sập cầu treo Chu Va 6

* Malaysia dò thấy tín hiệu máy bay mất tích ở eo Malacca

Theo dự báo ngành nông nghiệp đến cuối tháng 3, các tỉnh ĐBSCL mới bước vào thu hoạch rộ vụ lúa đông xuân 2013 -2014. Thế nhưng, một tuần qua giá lúa các loại liên tục giảm, làm nhiều thương lái lỗ nặng đành bỏ luôn tiền đặt cọc với nông dân.

Anh Nguyễn Thanh Hiên - ở xã Xuân Thắng, huyện Thới Lai cho biết: “Khi lúa còn một tuần nữa gặt, thương lái đến xem lúa rồi đồng ý mua với giá 5.300 đồng/kg lúa Jamine và mỗi tấn lúa họ đặt cọc cho tôi 300.000 đồng. Thế nhưng vừa rồi khi chuẩn bị găt lúa tôi đã liên hệ với thương lái thì họ không nghe máy. Tôi liên hệ với nhiều thương lái khác, một số cho biết đã neo ghe, một số khác thì đồng ý mua với giá 4.800 - 4.900 đồng/kg lúa. Do nợ tiền phân thuốc nên tôi phải đành bán lúa với giá 4.900, xem ra mỗi ký lúa mất hết 400 đồng.”

Thương lái Việt “sính” lúa Campuchia, bỏ mua lúa nhà?

Những chiếc xe tải đang chở lúa từ nước bạn Campuchia xuống bờ kênh Vĩnh Tế - thuộc xã An Nông, huyện Tịnh Biên

Trao đổi với PV Dân trí thương lái tên Nguyễn Thành Nam ở Hồng Ngự, Đồng Tháp cho biết: “Tôi cũng dự báo lúa sẽ giảm xuống nhưng không ngờ mức giảm quá nhanh, quá sâu như hiện nay. Nếu mua với giá đã dằn cọc với bà con 5.300 – 5.4000 đồng/kg lúa thì với giá hiện nay, mỗi ký lúa tôi bị lỗ từ 400 -500 đồng. Như vậy, nếu mua đầy ghe 20 tấn này thì lỗ chắc 10 triệu đồng.”

Với thực trạng giá lúa rớt nhanh như một tuần vừa qua, nhiều thương lái bấm bụng bỏ tiền đặt cọc với nông dân. Nhiều hộ neo ghe chờ giá cả ổn định mới dám đi mua lúa tiếp. Chính điều này làm hàng ngàn nông dân ở ĐBSCL rơi vào cảnh điêu đứng khi lúa chất đầy nhà mà không thấy thương lái đến thu mua.

Dưới sông hàng trăm ghe tải lớn chen nhau túc trực chờ mua lúa Campuchia thế này

Dưới sông hàng trăm ghe tải lớn chen nhau túc trực chờ mua lúa Campuchia thế này

“Chỉ có ít hộ có nhân công, khá giả thì phơi lúa khô dự trữ lại, chờ giá lên. Còn đa phần nông dân làm lúa ở ĐBSCL đều nợ tiền phân thuốc của các cửa hàng vật tư nông nghiệp nên khi thu hoạch xong là nông dân muốn bán lúa tươi tại đồng" - ông Nguyễn Văn Dũng - Phó Chủ tịch xã Xuân Thắng cho biết.

Tuy nhiên trong lúc thương lái Việt đang “bỏ rơi” nông dân thì tại các cửa khẩu, vùng giáp ranh với nước bạn Campuchia, như cửa khẩu Dinh Bà, huyện Tân Hồng (Đồng Tháp), kênh Vĩnh Tế (xã An Nông, huyện Tịnh Biên, An Giang) mỗi ngày có hàng trăm chiếc ghe chài lớn nhỏ, mang biển kiểm soát các tỉnh Cần Thơ, Vĩnh Long, Hậu Giang, Cà Mau… túc trực mua lúa Campuchia.

“Với giá lúa trong nước và lúa Campuchia chênh lệch như hiện nay thì vợ chồng tôi chỉ cần 2 -3 ngày là mua đầy ghe 25 tấn về sang lại cho các nhà máy xay xát thì kiếm lời cả chục triệu đồng. Đây cũng là cách lấy ngắn nuôi dài khi giá lúa trong nước lên xuống thất thường nên mình tranh thủ làm thêm, khi nào giá lúa ổn định lại thì đi mua tiếp", thương lái tên Thành ở Cần Thơ cho biết.

Dưới sông hàng trăm ghe tải lớn chen nhau túc trực chờ mua lúa Campuchia thế này

Theo người dân địa phương cho biết, mỗi ngày có đến hàng trăm tấn lúa Campuchia được bán sang Việt Nam

Tuy lượng lúa từ Campuchia tràn về Việt Nam qua con đường tiểu ngạnh nhưng với số lượng ghe neo đậu và hoạt động mua bán xôi nổi tại các điểm nóng cho thấy mỗi ngày có từ 500 – 700 tấn lúa Campuchia bán cho các thương lái Việt Nam.

"Đa phần các giống lúa được các thương lái Việt thu mua là các giống lúa cao sản, lúa sóc đặc sản của Campuchia có giá từ 4.500 - 5.000 đ/kg. Với giá này thấp hơn giá lúa chất lượng cao, lúa thơm trong nước nên đẫ thu hút các thương lái Việt đến thu gom lúa ngoại" - ông Nguyễn Văn Lực - một người dân sống lâu năm tại xã An Nông cho biết.

Theo ông Lực, tại bến lúa này mỗi ngày thu hút trên 1.000 nhân công vác lúa từ xe xuống ghe

Theo ông Lực, tại bến lúa này mỗi ngày thu hút trên 1.000 nhân công vác lúa từ xe xuống ghe
Nguyễn Hành

VTV được giao vốn như doanh nghiệp Nhà nước