1. Dòng sự kiện:
  2. Hàng giá rẻ Trung Quốc đổ bộ

Thời của truyền hình giá bèo đã hết?

Năm 2015 có thể sẽ là năm hồi chuông cáo chung cất lên giã từ chiêu thức cạnh tranh giành thuê bao bằng giảm giá cước trên thị trường truyền hình trả tiền

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA: 
 
Có 2 yếu tố được cho là sẽ quyết định việc khai tử chiêu thức cạnh tranh giành thuê bao trên truyền hình trả tiền bằng giá rẻ là: Cơ chế chính sách quy định giá sàn, giá thành và thị trường tự đào thải chiêu thức giá rẻ.

Đề xuất áp giá sàn

Năm 2014 cả thị trường đã diễn ra câu chuyện cạnh tranh khốc liệt bằng giá cước. Đồng loạt các nhà cung cấp dịch vụ như VTVcab, VTC, AVG, MyTV…đều giảm giá cước rất “bạo tay”. Có nhà đài giảm giá gói cước thấp nhất xuống 20.000 đồng/tháng, các thuê bao phụ cũng giảm giá chỉ còn 20-25- 49.000 đồng/thuê bao và thậm chí có nhà đài còn tặng - cho, khuyến mại giá cực rẻ các thiết bị đầu thu cho khách hàng.

Thời của truyền hình giá rẻ tại Việt Nam sẽ không còn?

Thời của truyền hình giá rẻ tại Việt Nam sẽ không còn?

Việc giảm giá cước đã kéo theo hệ lụy là Chỉ số thuê bao bình quân truyền hình trả tiền ở Việt Nam (ARPU) ở mức thấp nhất ASEAN (ARPU Việt Nam 4-5 USD trong khi của Singapore là 32USD còn thấp sau Việt Nam là Philipines cũng 9 USD). Các nhà đài sẽ không có lãi, không có tích lũy để tái đầu tư cho nội dung, mua bản quyền hoặc tự sản xuất các chương trình có chất lượng cao.

Trước xu hướng đó, VASC (cung cấp dịch vụ truyền hình MyTV) và VTC, Hiệp hội Truyền hình trả tiền (VNPayTV) đã trình lên Bộ Thông tin và Truyền thông Đề án tính toán giá thành, giá sàn các loại hình dịch vụ truyền hình trả tiền. Theo đó, Đề án đưa ra mức giá sàn của từng loại hình dịch vụ, dựa trên 2 yếu tố là theo phương thức truyền dẫn (cáp, số mặt đất, vệ tinh, truyền hình qua Internet) và theo khu vực (thành phố, nông thôn). Mức giá sàn này sẽ cao hơn giá thành để doanh nghiệp có thể sống được, nhưng vẫn đủ để đảm bảo doanh nghiệp không thể phá giá thị trường, cạnh tranh thiếu lành mạnh, triệt tiêu đối thủ.

Năm 2015 Bộ Thông tin và Truyền thông cũng đang xây dựng Nghị định Quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ truyền hình và trả tiền. Theo Dự thảo, Bộ TT&TT sẽ ban hành giá cước, khung giá cước dịch vụ đối với gói dịch vụ cơ bản. Trong quá trình kinh doanh, các doanh nghiệp không được phép cung cấp dịch vụ với giá cước thấp quá mức so với giá cước trung bình trên thị trường theo quy định của Bộ TT&TT, cũng như không được phép ban hành giá cước dịch vụ thấp hơn giá thành.

Nếu đề xuất của VNPayTV, của doanh nghiệp được tiếp thu và Nghị định Quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ truyền hình và trả tiền quy định quản lý theo giá sàn thì chắc chắn “chiêu trò” giành khách bằng giá bèo “sẽ bị chặn lại. Lúc đó, để hút khách, doanh nghiệp chỉ còn mỗi chiến lược hút khách bằng chất lượng dịch vụ, bằng các chương trình độc quyền, hấp dẫn hơn đối thủ.

Thị trường sẽ tự đào thải

Nhân tố thứ 2 sẽ đào thải phương thức cạnh tranh bằng giá bèo chính là thị trường, mà trực tiếp là khán giả. Đã qua rồi thời chỉ còn 1-2 nhà cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền theo kiểu “cho xem gì thì xem nấy”. Thị hiếu người xem truyền hình ngày càng cao và việc có tới 95% khách hàng đồng ý trả tiền để xem chương trình ưa thích đã cho thấy phương thức giá rẻ không còn tồn tại được lâu.

Trên thực tế, trong năm 2014, khi một số nhà đài áp dụng chiêu khuyến mại thuê bao giá rẻ, lúc đầu số thuê bao của các nhà đài tăng trưởng khá nhanh. Nhưng “niềm vui ngắn chẳng tày gang”, chỉ vài tháng sau khi sử dụng dịch vụ, khách hàng đã nhận ra rằng tuy họ chỉ phải trả số tiền ít ỏi nhưng chất lượng truyền hình quá đơn điệu, nhàm chán, không thỏa mãn nhu cầu giải trí của mình.

Thị trường truyền hình trả tiền tại Việt Nam bắt đầu phân chia top rõ ràng

Thị trường truyền hình trả tiền tại Việt Nam bắt đầu phân chia top rõ ràng

Và điều gì đến sẽ đến, hàng loạt thuê bao hủy dịch vụ, rời nhà đài tìm kiếm dịch vụ của nhà đài khác. Hệ quả là các nhà đài không những mất đi một lượng lớn khách hàng mà còn thua lỗ lớn từ việc giảm giá cước, khuyến mại hoặc miễn phí thiết bị. Chạy đua giảm giá cước cũng chính là việc “tự bắn vào chân” để tái đầu tư cho nội dung.

Ông Lê Đình Cường, Phó chủ tịch, kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Truyền hình trả tiền Việt Nam cũng đã không ít lần khuyến cáo rằng, người tiêu dùng không nên sa vào “bẫy” siêu khuyến mãi, giảm giá cước khủng. Trong bối cảnh giá bản quyền truyền hình đang tăng vùn vụt và việc kiểm soát thực thi bản quyền ngày càng gắt gao, các nhà đài phải tập trung làm nội dung để bù lại tiền bản quyền, thu hút thuê bao và khách hàng quảng cáo, còn việc cạnh tranh bằng giá không thể là kế sách dài lâu.

Ông Jacques Aymar de Roquefeuil, Phó tổng giám đốc K+ khẳng định: K+ sẽ cạnh tranh bằng nội dung, cung cấp cho khách hàng những chương trình giải trí độc quyền, chất lượng cao, chứ không cạnh tranh bằng chạy đua hạ giá cước.

Đại diện Công ty Phần mềm và Truyền thông VASC cũng cho rằng nếu Nhà nước quản lý giá cước truyền hình trả tiền theo giá sàn, giá thành thì doanh nghiệp có thể dựa vào đó để thiết kế nên nhiều gói cước khác nhau, trong đó gói cơ bản có giá cước rẻ nhất vẫn phải cao hơn giá sàn, đủ để có lãi. Ngoài ra còn có các gói cước cao cấp hơn, nhiều kênh chương trình hay hơn, độc quyền hơn.

T. Vinh

Hà Nội: Tận mục bến xe khách ngầm trên “đất vàng”

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm