1. Dòng sự kiện:
  2. Lùm xùm nợ thẻ Eximbank 8,8 tỷ đồng
  3. VNDirect bị tấn công
  4. Kết quả kinh doanh

Thoát khỏi phụ thuộc vào Trung Quốc: Hoàn toàn khả thi!

(Dân trí) - Theo TS Nguyễn Đức Thành, với quy mô nền kinh tế nhỏ, Việt Nam có thể linh hoạt để tìm những đối tác, bạn hàng tương ứng. Đây cũng là cơ hội để DN Việt tránh được những rủi ro với sự bất nhất, không thể dự báo trước trong quan hệ với Trung Quốc.

Bên lề Lễ công bố Báo cáo thường niên Kinh tế Việt Nam 2014 với tiêu đề "Những ràng buộc đối với tăng trưởng" diễn ra sáng nay (29/5), TS Nguyễn Đức Thành, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) đã có cuộc trao đổi với báo giới về kinh tế Việt Nam năm 2014, đặc biệt là giữa bối cảnh căng thẳng với Trung Quốc liên quan đến vấn đề biển Đông thời gian này.

TS.Nguyễn Đức Thành, Giám đốc VEPR.

TS.Nguyễn Đức Thành, Giám đốc VEPR.

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:

 

* Kéo dài tuổi nghỉ hưu: Đại biểu lo con cháu thất nghiệp!

* Đại lý sữa tìm cách “tháo hàng” trước giờ G

* CEO nhận lương cao nhất nước Mỹ được trả 77 triệu USD

* Lao đao vì tôm thẻ chân trắng rớt giá mạnh

Thưa ông, báo cáo năm nay có tiêu đề “những ràng buộc đối với tăng trưởng”. Vậy cụ thể, những ràng buộc đó là gì?

Ràng buộc với tăng trưởng kinh tế Việt Nam theo phân tích của chúng tôi nằm ở một loạt các nguyên nhân, từ hệ thống cơ sở hạ tầng, cả hạ tầng cứng lẫn hạ tầng mềm - thể chế, pháp lý, bảo vệ nhà đầu tư… đến hệ thống tài chính, hệ thống nhân lực, nhất là nhân lực chất lực cao. 

Ngay cả xuất khẩu thì hoạt động xuất khẩu của Việt Nam hiện vẫn tập trung rất nhiều vào nguyên liệu thô. Quá trình hội nhập có thể khiến Việt Nam phải chuyên môn hóa hơn nữa. 

Việc tập trung vào xuất khẩu nguyên liệu thô, sản xuất hàng hóa giá rẻ khiến chúng ta không có điều kiện, không có thời cơ để chuyển lên một lợi thế động mới, mang tính sáng tạo nhiều hơn. 

Ông đánh giá thế nào về môi trường đầu tư dành cho các doanh nghiệp nước ngoài ở Việt Nam hiện nay?

Tôi cho rằng khi nhìn nhận về môi trường đầu tư, chúng ta phải nhìn nhận chung, không phân biệt doanh nghiệp ở trong hay ngoài nước. 

Môi trường đầu tư phải đảm bảo được yếu tố: bảo vệ nhà đầu tư, các thủ tục hành chính hỗ trợ cho nhà đầu tư, hỗ trợ hoạt động kinh doanh được dễ dàng. Chúng ta thiên vị cho các nhà đầu tư nước ngoài là không đúng, mà thiên vị các nhà đầu tư trong nước cũng là sai, vì bản chất của kinh doanh là phải bình đẳng. Duy trì được sự bình đẳng đó là chúng ta duy trì được môi trường kinh doanh tốt đẹp.

Vì thế, tôi cho rằng, điều quan trọng là chính quyền trung ương và địa phương phải tạo lập được những sự hỗ trợ về hành chính, bảo vệ nhà đầu tư cả về tài sản, quyền sở hữu cũng như bảo vệ được bản quyền, trí tuệ và các quyền kinh doanh khác của họ.

Ông nhìn nhận như thế nào về tác động của tình hình căng thẳng trên Biển Đông hiện nay lên nền kinh tế? Chúng ta cần chuẩn bị những gì để khắc phục sự tác động này?

Cú “sốc” trong quan hệ Việt Nam – Trung Quốc sẽ có ảnh hưởng tới kinh tế. Tôi nhìn nhận rằng, khi mối quan hệ kinh tế tốt đẹp thì mọi thứ đều trôi chảy, khi không tốt đẹp mà chúng ta lại bị lệ thuộc giao thương quá nhiều thì tôi nghĩ Việt Nam cần phải có sự chuyển hướng.

Thứ nhất là tăng cường khả năng sản xuất, về cung ứng nguyên liệu, vật liệu. Thứ hai là tìm những đối tác tương đương hoặc có chất lượng tốt hơn Trung Quốc như các thành viên trong ASEAN, Hàn Quốc (hiện nay khả năng thay thế đầu vào rất tốt). 

Để làm được điều này thì về mặt nội bộ nền kinh tế, các doanh nghiệp tư nhân của Việt Nam phải linh hoạt hơn, đặc biệt là cần một sự phát triển nhiều hơn và tự tìm kiếm những nguồn thay thế. Khu vực DNNN cũng như khu vực đầu tư công cũng cần có những kế hoạch hỗ trợ, không phụ thuộc quá nhiều vào nguyên phụ liệu cũng như các nguồn cung ứng từ Trung Quốc mà hiện nay chúng ta đang phụ thuộc rất nhiều vào đó.

Điều này liệu có khả thi không thưa ông?

Tôi nghĩ điều này là hoàn toàn khả thi, bởi nếu không như thế, kinh tế chúng ta sẽ khó khăn. Chúng ta sẽ nhìn thấy ngay lập tức trong tương lai sắp tới: đó là suy giảm về kinh tế.

Ý tôi muốn nói, chẳng hạn như ở lĩnh vực du lịch, giữa Việt Nam và Trung Quốc, bình thường lượng khách đi lại rất nhiều, nhưng bây giờ sẽ bị giảm. Hay như nguồn thu mua xuất khẩu về nông sản, gạo, cao su sang Trung Quốc cũng ảnh hưởng nhiều. Không chỉ Việt Nam mà rất nhiều nước khác trên thế giới cũng phụ thuộc ở mặt này vào kinh tế Trung Quốc.

Thế nhưng, Việt Nam là một nền kinh tế có quy mô nhỏ nên chúng ta có thể linh hoạt để tìm những đối tác, bạn hàng tương ứng, không phụ thuộc quá nhiều. 

Ngược lại, chúng ta cũng nhập khẩu rất nhiều từ Trung Quốc về nguyên phụ liệu, hàng hóa, máy móc vì hàng hóa của Trung Quốc tương đối rẻ và cho phép các doanh nghiệp Việt Nam quay vòng vốn nhanh hơn mà chất lượng vẫn vừa phải.

Bây giờ, tôi nghĩ là doanh nghiệp Việt Nam phải nhìn nhận lại vấn đề để có thể hướng tới tái cơ cấu chu trình sản xuất của mình. Có thể nhập khẩu hàng hóa có vốn đắt hơn từ Hàn Quốc, các nước ASEAN, thậm chí từ châu Âu, châu Mỹ và đồng thời cũng kéo dài chu trình sản xuất của mình ra, không quay vòng vốn nhanh như trước đây.

Đấy là cách mà doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải làm, phải đối mặt nhưng đồng thời cũng tránh được những rủi ro với sự bất nhất, sự không thể dự báo trước trong quan hệ với Trung Quốc. 

Như vậy, mức dự báo tăng trưởng GDP năm nay mà VEPR đưa ra từ 4,15% đến 4,88% là đã tính đến cú sốc trong quan hệ với Trung Quốc thời gian này?

Đúng vậy, chúng tôi đã tính đến yếu tố này, vì nếu không, tăng trưởng kinh tế Việt Nam sẽ trên 5% trong năm nay.

Nếu không có cú sốc này thì theo dự báo mà chúng tôi đã đưa ra đầu năm, tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2014 sẽ vào khoảng 5,4%-5,5% . Ở đây, chúng tôi đã tính toán khả năng cả doanh nghiệp Việt Nam cũng như Chính phủ Việt Nam phải thích nghi và có các lựa chọn khác.

Trong hai kịch bản chúng tôi đưa ra có kịch bản Trung Quốc có ý đồ thực sự trong việc gây ảnh hưởng tiêu cực đến kinh tế Việt Nam thì tăng trưởng thấp xuống. Còn trong trường hợp họ chỉ nói miệng thôi và các quan hệ kinh tế vẫn thông suốt thì tăng trưởng kinh tế sẽ cao hơn một chút. 

Dù vậy, trong cả hai trường hợp vẫn có những cú “sốc” bởi các doanh nghiệp trong và ngoài nước đều lo ngại về mặt môi trường đầu tư; qua đó, hoạt động đầu tư cũng như hoạt động kinh doanh cũng sẽ giảm đi một chút.

Ảnh hưởng của cú sốc này có thể sẽ đến cuối năm hoặc kéo dài sang năm sau.

Xin cảm ơn ông!

Bích Diệp ghi

VTV được giao vốn như doanh nghiệp Nhà nước