Thị trường bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam kỳ vọng với những “tay ngang” biết vận dụng công nghệ 4.0

(Dân trí) - So với phương thức truyền thống thì tư vấn, bán bảo hiểm bằng công nghệ, thậm chí dùng “tư vấn viên ảo” sẽ hạn chế được tối đa yếu tố chủ quan, đảm bảo chắc chắn rằng, khách hàng đã được tư vấn để hiểu rõ về gói sản phẩm. Điều đó, giúp bảo vệ tối đa quyền lợi của khách hàng và uy tín của chính hãng bảo hiểm.

Thị trường BHNT trong nước còn nhiều hấp dẫn

Có thể thấy, thị trường bảo hiểm nhân thọ (BHNT) gần đây liên tục xuất hiện các yếu tố mới -các đại lý bảo hiểm có tính tổ chức. Đó là các công ty hoạt động chính trong một số lĩnh vực ngoại đạo như: “sức khỏe, giáo dục, bất động sản, giải trí…”. Họ được coi là “tay ngang” khi bước vào mảng bảo hiểm.

Đây là điều mới lạ, nhưng cũng cho thấy tính hấp dẫn của thị trường bảo hiểm nhân thọ. Các tổ chức “tay ngang” đến với sân chơi BHNT chắc hẳn cũng đã có sự nghiên cứu, chuẩn bị. Thậm chí, họ rất tự tin sẽ thành công khi nắm trong tay chìa khóa của kỉ nguyên công nghệ 4.0

Trong số, cần nhắc đến một đại lý tổ chức là Công ty cổ phần Best Life, dù còn non trẻ nhưng lại vô cùng tự tin.

Ông Cao Văn Hoài - Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Best Life chia sẻ: “Hiện Best life mới ký kết được hợp đồng đại lý với một công ty bảo hiểm nhân thọ là Cathay Life. Với tiềm năng và tính hấp dẫn vốn có của thị trường bảo hiểm, Best Life mong muốn hợp tác với nhiều công ty BHNT trong tương lai. Chúng tôi có thế mạnh là lực lượng chuyên nghiệp, nắm giữ công nghệ, sẽ giúp các công ty này vừa đạt hiệu suất kinh doanh cao hơn, vừa phục vụ khách hàng tốt hơn, trên nền tảng công nghệ số”.

Thị trường bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam kỳ vọng với những “tay ngang” biết vận dụng công nghệ 4.0 - 1

Hoạt động đào tạo kiến thức, kỹ năng cho cán bộ và tư vấn viên bảo hiểm của Best life

Ông Cao Văn Hoài cũng đánh giá tiềm năng của thị trường bảo hiểm còn rất lớn, bởi tỷ lệ người dân tham gia BHNT hiện chỉ chiếm khoảng 8%, trong khi theo Đề án “Cơ cấu lại thị trường chứng khoán và thị trường bảo hiểm hướng đến năm 2025” được Thủ tướng phê duyệt tại Quyết định 242/QĐ-TTG” thì đến năm 2020 phấn đấu có 11% dân số tham gia bảo hiểm nhân thọ và tỷ lệ này vào năm 2025 là 15% dân số. Ngoài ra, Chính phủ cũng khuyến khích áp dụng công nghệ hiện đại trong mọi hoạt động, lĩnh vực của hoạt động kinh doanh bảo hiểm nhằm tạo điều kiện tối đa cho khách hàng tham gia bảo hiểm.

“Đây sẽ là cơ hội lớn cho các công ty mới như Best Life gia nhập thị trường nhằm mang đến cho khách hàng thêm nhiều trải nghiệm mới trong kỉ nguyên công nghệ 4.0. Với sự đầu tư bài bản về cơ sở vật chất tại 3 miền Bắc – Trung - Nam, chuyên nghiệp trong xây dựng hệ thống giáo dục và huấn luyện, Công ty Best life hứa hẹn tạo ra nhiều đột phá khi tiên phong là tổng đại lý các sản phẩm BHNT áp dụng công nghệ 4.0 vào cập nhật hồ sơ và quản lý kinh doanh”, ông Hoài nhấn mạnh.

“Tay ngang” Best life có những lợi thế nào?

Mặc dù “tay ngang” bước vào thị trường BHNT, nhưng theo ông Cao Văn Hoài, Best life không hề bỡ ngỡ, e ngại. Bởi, Công ty đang thu hút được nhiều chuyên gia làm việc nhiều năm trong lĩnh vực bảo hiểm. Bên cạnh đó là các chuyên gia về công nghệ, về marketing theo xu hướng hiện đại.

Với thế mạnh của mình, Best Life kỳ vọng với đội ngũ nhân sự cao cấp am hiểu thị trường, am hiểu nghiệp vụ BHNT, mô hình quản trị bằng công nghệ và đội ngũ tư vấn viên có năng lực ứng dụng công nghệ tốt, sẽ đem lại sự minh bạch, an tâm thu hút ngày càng đông đảo khách hàng quan tâm đến việc bảo vệ bản thân và gia đình.

Thị trường bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam kỳ vọng với những “tay ngang” biết vận dụng công nghệ 4.0 - 2

“Chúng tôi đang thương thảo với các đối tác của Nhật để giúp khách hàng có được dịch vụ mang tính công nghệ cao, đó là phần mềm công nghệ tư vấn viên ảo (Ai bot). Công nghệ này giúp khắc phục được khiếm khuyết “tam sao thất bản” của phương thức tư vấn truyền thống. Ngoài việc tư vấn 24/24 đúng nội dung về đặc tính của sản phẩm, Ai bot còn có thể lưu giữ được đoạn hội thoại về tư vấn giữa đại lý bảo hiểm với khách hàng, qua đó có thể phát hiện ra sai lệch thông tin, giúp kịp thời điều chỉnh cho phù hợp, phòng ngừa và kiểm soát rủi ro sau này”, Chủ tịch Best life Cao Văn Hoài chia sẻ.

Đây quả là công nghệ mang tính đột phá. Bởi thực tế, ngoài đội ngũ tư vấn viên bảo hiểm am hiểu nghiệp vụ, tận tình tư vấn thì vẫn còn không ít tư vấn viên trình độ có hạn, không hiểu rõ sản phẩm, thậm chí đặt hoa hồng bảo hiểm lên trên quyền lợi khách, dẫn đến tư vấn sai cho khách hàng, khiến khách hàng không hiểu được đầy đủ các quyền lợi, quy định trong hợp đồng.

Hậu quả rõ nhất của những kiểu tư vấn “có vấn đề” này là những tranh chấp không đáng có khi xảy ra sự kiện bảo hiểm, khách hàng bị công ty bảo hiểm từ chối bồi thường. Lý do là họ bị tư vấn sai dẫn đến mua nhầm sản phẩm hoặc mua sản phẩm không đúng nhu cầu, hoặc là kê khai thiếu trung thực, không đầy đủ.

Thị trường bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam kỳ vọng với những “tay ngang” biết vận dụng công nghệ 4.0 - 3

Hoạt động đào tạo kiến thức, kỹ năng cho cán bộ và tư vấn viên bảo hiểm của Best life

Tư vấn sai hoặc những tranh chấp bảo hiểm dạng này không chỉ gây thiệt hại cho khách hàng mà còn tổn hại uy tín của hãng bảo hiểm, ảnh hưởng đến hoạt động của đội ngũ tư vấn viên chuẩn mực khác.

Là người trực tiếp tiếp cận công nghệ tư vấn viên ảo và sắp đưa về ứng dụng, ông Cao Bá Cảnh - Tổng Giám đốc Best Life khẳng định: Nếu tiếp tục duy trì quá lâu phương thức bán hàng cũ, sẽ không tránh khỏi phát sinh những sự cố, tranh chấp không đáng có. Do vậy, áp dụng công nghệ tư vấn viên ảo là rất cần thiết và Best life sẽ đi tiên phong trong việc này, vì quyền lợi của khách hàng và uy tín của hãng bảo hiểm.

“Công nghệ ảo tư vấn rất khách quan, chứ không phải cố bán gói bảo hiểm cho bằng được. Khách hàng sẽ quyết định mua gói bảo hiểm phù hợp cho mình dựa trên niềm tin và sự am hiểu đầy đủ”, CEO Best life bày tỏ tin tưởng.

B.T