1. Dòng sự kiện:
  2. Hàng giá rẻ Trung Quốc đổ bộ

Tay chơi chứng khoán tự kết liễu để thoát nợ

Lần đầu tiên 2 CTCK hợp nhất với nhau để tìm một cửa sống mới trong một thực thể lành lặn hơn. Nhưng trước đó, đã có không ít công ty chứng khoán đã tự phá sản, giải thể để giải thoát cho ông chủ và nhà đầu tư.

Con nợ tìm nhau

 

Ngày 24/10, UBCK lần đầu tiên chấp thuận cho 2 CTCK hợp nhât là CTCP Chứng khoán MB (MBS) và CTCP Chứng khoán VIT (VITS). Theo đó, cổ phiếu MBS (vốn điều lệ 1.200 tỷ) và VITS (46 tỷ) sẽ được hoán đổi để hợp nhất thành một CTCK mới vẫn lấy tên là MBS có vốn điều lệ 621 tỷ đồng.

 

Công ty hợp nhất đi vào hoạt động với có quy mô vốn nhỏ hơn (so với quy mô hợp nhất của 2 CTCK ban đầu) và được xem là cách thức để các DN này hợp thức hóa việc xóa lỗ lũy kế từ hoạt động trong các năm trước đó.

 

Được biết, MBS trước đó đã lỗ lũy kế tới hơn 500 tỷ đồng (trong tổng vốn 1.200 tỷ), còn VITS cũng lỗ khoảng một nửa số vốn 46 tỷ đồng ban đầu của mình.

 

Nhìn sơ qua, vụ hợp nhất này xem ra không mang lại điểm lợi nào cho các cổ đông của MBS do VITS có quy mô nhỏ hơn nhiều so với MBS, mạng lưới hoạt động cũng không có gì đặc biệt và cũng gặp khó khăn thua lỗ như vài chục CTCK (trong tổng số hơn 100 CTCK) đang tồn tại trên thị trường.

 

Tuy nhiên, nhìn kỹ hơn, đây có lẽ là một giải pháp có lợi cho cả 3 bên: MBS, VIT và cả các cơ quan quản lý thị trường. Trong bối cảnh khó khăn, việc sáp nhập vào MBS - một CTCK trước đây từng đứng đầu thị trường (CTCK Thăng Long) với sự hậu thuẫn khá mạnh từ Ngân hàng MB, chắc hẳn là một lựa chọn tốt đối với VITS.

 

VITS sẽ mất tên nhưng các cổ đông của CTCK không những không mất tiền mà còn trở thành cổ đông của một trong những CTCK vẫn được đánh giá nhóm khá trên thị trường.

 

Còn với MBS, sau hợp nhất có quy mô vốn nhỏ hơn nhưng không còn lỗ lũy kế. Đây là mấu chốt cho một bước phát triển mới, giúp DN dễ dàng hơn trong các quyết định khác như lên sàn hay huy động thêm vốn.

 

Với các cơ quan quản lý, cuộc "hôn nhân" nói trên có lẽ là một hướng đi mới giúp quá trình tái cấu trúc CTCK được đẩy lên nhanh hơn, đa dạng hơn.
 
Chết để được sống

 

Chết để được sống

 

Cho đến nay ngoài hàng loạt các thông tin về những vụ chuyển nhượng vốn, những quyết định thay đổi nhân sự cao cấp trong các CTCK thì những chuyển biến lớn nhất có lẽ là quyết định giải thể, chia tiền của các CTCK Chợ Lớn, Âu Việt, Sao Việt... Nhưng ngay tại các DN này, quá trình giải thể xem ra cũng khá chậm chạp do nhiều thủ tục hành chính liên quan.

 

Trong hơn 100 CTCK từ Bắc tới Nam, số lượng các CTCK thực sự còn hoạt động có lẽ không còn nhiều. Theo tính toán của một số chuyên gia, với quy mô và trình độ phát triển của TTCK Việt Nam như hiện tại có lẽ chỉ khoảng 30-40 CTCK có thể sống được.

 

Trong thời gian vừa qua rất nhiều CTCK đã bằng cách này cách khác lặng lẽ rút khỏi hoặc biến mất trên thị trường như: Đại Việt, Cao Su, SME, Hà Nội, Trường Sơn, Thủ Đô, Liên Việt, An Phát...

 

Thống kê cho thấy, cho đến nay đã có 3 CTCK tự nguyện giải thể; khoảng 10 CTCK rút nghiệp vụ môi giới và rút tư cách thành viên; một số CTCK rút bớt các nghiệp vụ tự doanh, bảo lãnh, tư vấn đầu tư; và nhiều CTCK đóng cửa bớt chi nhánh, phòng giao dịch...

 

Có thể thấy, quá trình tái cấu trúc các CTCK đã có nhiều chuyển biến, theo hướng thu hẹp lại số lượng, giảm bớt các CTCK hoạt động kém hiệu quả. Tuy nhiên, số lượng các CTCK đã chính thức rút hẳn khỏi thị trường vẫn còn rất khiêm tốn, trái ngược với thực tế chỉ có khoảng 20 CTCK đang nắm gần như toàn bộ thị phần môi giới trên TTCK.

 

Vụ hợp nhất giữa MBS và VITS nói trên có lẽ là một hướng đi mới cho nhiều CTCK đang vẫn còn cơ sống sót. Việc tái cấu trúc theo hướng này có lẽ cần được khuyến khích hơn nữa.

 

Gần đây, giới đầu tư cũng đã biết đến thông tin SBS xin ý kiến hợp nhất với Chứng khoán Phương Nam (PNS). Trên thực tế SBS từng nổi tiếng hơn rất nhiều PNS. Tuy nhiên, sau nhiều năm thua lỗ và bị hủy niêm yết trên HOSE từ hồi tháng 3 vì âm vốn chủ sở hữu, SBS đã rớt xuống một vị trí rất thấp. PNS trong khi đó vẫn là một CTCK thuộc tầm trung với vốn 340 tỷ đồng. Điều đáng quan tâm có lẽ ở chỗ tình hình tài chính của PNS vẫn khá tốt, có lãi và đòn bẩy vốn thấp.

 

Phương án hợp nhất SBS và PNS từng được nhiều NĐT đánh giá cao bởi PNS khỏe mạnh, có quản trị tốt, trong khi SBS dù khó khăn nhưng lại có nền tảng của một CTCK lớn và đang hồi phục trở lại.

 

Việc hợp nhất giữa SBS và PNS có thành hay không, hay TTCK sẽ còn chứng kiến vụ hôn nhân nào nữa hay không vẫn còn phải chờ thời gian trả lời. Dù vậy, với nhiều NĐT, xu hướng hợp nhất giữa các CTCK có tình hình kinh doanh không quá tệ hại, và có điểm mạnh hỗ trợ nhau, giảm bớt điểm yếu cho nhau là một hướng tái cấu trúc đầy triển vọng.

 

Theo Huấn Tú

VEF

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm