Tặng nhu yếu phẩm cho người dân chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19

(Dân trí) - Chương trình” Vững niềm tin Việt Nam” tặng gần 6000 suất nhu yếu phẩm cho người dân chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid -19 từ ngày 27-29/4/2020.

Lan tỏa truyền thống nhân văn, lòng nhân ái trong giai đoạn chung tay đẩy lùi dịch Covid - 19, trong 3 ngày từ 27 - 29/4/2020, chương trình Vững niềm tin Việt Nam do Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội (SHB) phát động đã tổ chức tặng miễn phí gần 30 tấn gạo và các nhu yếu phẩm khác cho những người có hoàn cảnh khó khăn tại 18 điểm ở 12 tỉnh thành trên cả nước thuộc nhóm có nguy cơ lây nhiễm dịch Covid - 19 cao.

Tặng nhu yếu phẩm cho người dân chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 - 1

CBNV Ngân hàng SHB trao quà cho những người dân có hoàn cảnh khó khăn, chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19

Tiếp theo việc ủng hộ hơn 20 tỷ đồng cho công tác phòng chống dịch Covid - 19, vừa qua, Ngân hàng SHB và các doanh nghiệp của “Bầu Hiển” đã phát động chương trình “Vững niềm tin Việt Nam”, mở tài khoản tiếp nhận tiền ủng hộ cho các đối tượng yếu thế như những hộ nghèo, hộ cận nghèo, các cá nhân bị ngừng, mất việc làm… trong đại dịch Covid - 19.

Sau 15 ngày phát động, tính đến ngày 29/4/2020, tài khoản Vững niềm tin Việt Nam đã nhận được gần 650 triệu đồng tiền ủng hộ từ Lãnh đạo và CBNV: Ngân hàng SHB, Tập đoàn T&T và các công ty thành viên. Ngân hàng đã trích tiền từ tài khoản này để mua nhu yếu phẩm trao tặng cho những người dân chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid - 19.

Cụ thể, gần 6.000 suất nhu yếu phẩm, mỗi suất gồm 5kg gạo, 3 gói gia vị, mỳ chính, tất cả đều được cung cấp bởi các đơn vị đảm bảo chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm, cũng như nguồn gốc xuất xứ đã được tặng miễn phí trong 3 ngày tại 18 điểm ở 12 tỉnh thành trên toàn quốc.

Tặng nhu yếu phẩm cho người dân chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 - 2

Chương trình tặng quà tổ được tổ chức tại 18 điểm ở 12 tỉnh thành trên cả nước từng thuộc nhóm có nguy cơ lây nhiễm dịch COVID-19 cao

Bà Lê Thị Út, 80 tuổi, quê Bến Tre, hiện đang làm nghề bán vé số và thuê trọ ở Quận 4, TP. Hồ Chí Minh cũng đến nhận quà tại điểm SHB Chi nhánh Sài Gòn chia sẻ: “Bà đang nuôi 2 cháu ngoại và là thu nhập chính của gia đình. Chồng bà đã mất từ lâu còn con gái thì đi làm ăn xa, ít khi gửi tiền về hỗ trợ. Đợt dịch vừa rồi, công ty không phát hành vé số, bà không buôn bán được nên cuộc sống rất khó khăn. Các cô trong khu trọ phải quyên góp hỗ trợ bà thêm. Nhà bà đang hết gạo, may mà hôm nay đi ngang qua gặp Ngân hàng tổ chức chương trình. Rất mong Ngân hàng thường xuyên có những đợt phát quà như vậy.”

Ông Nguyễn Văn Lê - Tổng Giám đốc SHB cho biết: “Với tinh thần “Không để ai bị bỏ lại phía sau trong mùa dịch”, SHB tổ chức chương trình phát tặng nhu yếu phẩm với mong muốn có thể giúp đỡ phần nào những người yếu thế, mất việc, những gia đình có hoàn cảnh khó khăn vượt qua giai đoạn dịch bệnh khó khăn. Cùng với rất nhiều các hoạt động đã triển khai trước đó nhằm hỗ trợ các cá nhân và doanh nghiệp chịu ảnh hưởng bởi Covid - 19, đây là một trong những hành động cụ thể và thiết thực của SHB trong việc đồng hành cùng cả nước phòng chống dịch Covid - 19.”

Đặc biệt, nhằm tuân thủ và thực hiện đúng quy định về phòng, chống dịch Covid - 19, SHB cũng đã hướng dẫn người dân đến nhận nhu yếu phẩm nghiêm túc đeo khẩu trang, đo thân nhiệt và xếp hàng đứng cách xa nhau 2m, đảm bảo khoảng cách tối thiểu và thực hiện đầy đủ các biện pháp khử trùng cần thiết.

Trong thời gian qua, hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch nước về việc toàn dân cùng nhau chống đại dịch Covid - 19, Ngân hàng SHB và các doanh nghiệp của Chủ tịch Đỗ Quang Hiển tham gia ủng hộ công tác phòng chống dịch với số tiền lên đến hơn 20 tỷ đồng. Đồng thời, SHB đã và đang triển khai hàng loạt các giải pháp đồng bộ hỗ trợ khách hàng vượt khó mùa dịch như gói tín dụng quy mô 25.000 tỷ đồng với nhiều ưu đãi về lãi suất cho vay, phí dịch vụ ngân hàng; Giảm đến 30% phí chuyển tiền liên ngân hàng thường và chuyển tiền liên ngân hàng 24/7 có giá trị dưới 2 triệu đồng; Tăng lãi suất tiết kiệm Online lên tới 7,7%/năm…

Trường Thịnh

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm